Nội dung I. Tầm quan trọng của DHA với sức khỏe trẻ em II. Cho bé uống DHA bao lâu thì ngưng? |
I. Tầm quan trọng của DHA với sức khỏe trẻ em
DHA (Docosahexaenoic Acid) là một loại axit béo thuộc nhóm omega-3 không thể thiếu cho sự phát triển và hoạt động của não bộ, hệ thần kinh cũng như thị lực của trẻ em.
Theo Bệnh viện Nhi Trung Ương, DHA cần thiết cho sự phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt vì DHA chiếm tỉ lệ rất cao trong võng mạc là nơi tổng chỉ huy sự nhìn của mắt.
DHA đặc biệt cần thiết cho sự phát triển não bộ, trí tuệ, khả năng tập trung, học hỏi của trẻ, vì DHA chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám (tạo ra sự thông minh) và tạo ra độ nhạy của các neuron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác.
Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em được bổ sung DHA có thể có trí tuệ cao hơn, khả năng học tập tốt hơn và phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Ngoài ra, DHA cũng có khả năng ổn định tâm trạng, giảm nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý như lo âu và trầm cảm ở trẻ.
Ngoài ra, DHA còn có sự liên hệ chặt chẽ với quá trình phát triển vòng đầu, cân nặng và chiều dài trẻ sơ sinh. Việc cung cấp đầu đủ axit béo này có thề giúp làm giảm tỷ lệ suy nhược sau khi sinh. Ở trong tử cung, thai nhi đòi hỏi hấp thụ một lượng lớn DHA để tương ứng với lượng DHA não bộ cần để tăng tốc phát triển trong thời kỳ mang thai và trong các tháng sau khi sinh. Điều này được chứng minh ngay khi sinh, trọng lượng não của em bé bằng khoảng 70% trọng lượng não của người trưởng thành.
Bổ sung DHA cho trẻ em mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và sự phát triển. Và việc cho bé uống DHA cũng đã được đông đảo các mẹ trên toàn cầu duy trì từ khi trẻ chào đơi. Tuy nhiên, nên cho bé uống DHA bao lâu thì ngưng?
>>>Có thể bạn quan tâm: DHA cho trẻ sơ sinh của Nature’s Way.
II. Cho bé uống DHA bao lâu thì ngưng?
DHA vốn có rất nhiều trong cá và ba mẹ có thể cho bé uống DHA giống như việc cho con ăn cá hàng ngày. Đặc biệt, là ở giai đoạn 1000 ngày vàng đầu đời từ khi sinh và giai đoạn trẻ bắt đầu đến trường học tập.
Ở giai đoạn từ 0-2 tuổi: Đây là giai đoạn não bộ và thị lực của trẻ phát triển mạnh mẽ. Lúc này, DHA sẽ giúp phát triển nhanh chóng cấu trúc mắt, não bộ và khớp nối các nơron thần kinh tăng độ nhạy, chỉ số IQ từ sớm cho trẻ.
- Não của con đạt 80% với trọng lượng khoảng 1.100g. Hầu như mỗi giây mỗi phút đều có hàng trăm kết nối thần kinh được bổ sung vào não. Cũng ở thời điểm này trí não của trẻ tập trung vào 3 chức năng chính: tiếp thu sự mới lạ, lặp lại và ghi nhớ. Trong đó, thời gian ghi nhớ của trẻ cao gấp 4 lần so với người trưởng thành.
- Thị lực của trẻ phát triển khả năng nhìn rất nhanh, từ việc bắt đầu có thể nhìn thấy màu sắc, nhận biết đồ vật, nhìn rõ hơn. Rồi phối hợp với não bộ để nhận biết và ghi nhớ hình ảnh nhìn thấy, chuyển mắt nhanh và chính xác hơn theo các đồ vật.
Giai đoạn từ 2-6 tuổi: Cấu trúc của bộ não và thị lực gần như hoàn thiện 100% so với người trưởng thành. Bên cạnh vai trò là nguồn nguyên liệu giúp hoàn thiện phần cấu trúc còn lại của mắt và não bộ, thì DHA sẽ ghi dấu mạnh mẽ hơn ở 2 vai trò đặc biệt quan trọng nữa là:
- Duy trì sức khỏe đôi mắt, hạn chế các tật khúc xạ ở mắt trẻ do tiếp xúc nhiều với thiết bị điện từ như tivi, điện thoại…
- Tăng cường hoạt động của não bộ giúp trẻ khám phá thế giới mạnh mẽ, phát triển ngôn ngữ, học cách nhận biết, ghi nhớ mọi sự vật, hiện tượng xung quanh nhạy bén hơn.
Giai đoạn sau 6 tuổi: Đây là giai đoạn trẻ cắp sách đến trường, đòi hỏi não bộ và mắt phải hoạt động nhiều hơn nữa. Lúc này, DHA sẽ đóng vai trò góp phần xây dựng nên những tế bào võng mạc, các nơron thần kinh mới và tăng cường sự kết nối của chúng, thay thế cho các tế bào đã già cỗi và chết đi để duy trì hoạt động của não bộ, mắt luôn ở trạng thái tốt nhất. Nếu không có sự thay thế cần thiết này, thị lực trẻ sẽ kém đi, khả năng tiếp thu giảm, trí nhớ cũng kém dần…
Biết việc cho bé uống DHA là rất tốt? Nhưng trong quá trình bổ sung loại axit béo này, nhiều mẹ thường có suy nghĩ cho bé uống nhiều DHA hơn sẽ giúp cho con thông minh hơn. Tuy nhiên, thực tế vốn không phải vậy.
Giống như việc bổ sung mọi loại dinh dưỡng khác, uống DHA cũng có liều lượng nhất định theo nhu cầu ở từng độ tuổi phát triển của trẻ. Việc cố tình bổ sung nhiều DHA hơn lượng khuyến cáo có thể dẫn đến dư thừa.
>>>Tham khảo ngay: Viên nhai DHA Nature's Way.
III. Bổ sung quá liều DHA có nguy hiểm không?
Thông thường, mức tiêu thụ hằng ngày được khuyến cáo trên các thực phẩm bổ sung là 50-300mg. Một số trường hợp đặc biệt có thể bổ sung nhiều hơn.
Khi cho bé uống DHA nhiều hơn ngưỡng này hoặc bác sĩ khuyến cáo riêng, có thể coi là quá liệu. Tuy nhiên, bổ sung quá liều thông thường nhưng dưới 3000mg thường không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Mặc dù vậy, việc cố tình bổ sung quá thừa DHA có thể gây ra một số khó chịu như:
- Trẻ dễ bị chảy máu: Tương tự như các Omega-3 khác, DHA có thể làm loãng máu, do đó dễ bị chảy máu hơn bình thường.
- Trẻ bị tiêu chảy: Vì không tiêu hóa được hết lượng lớn chất béo đã bổ sung cùng lúc, trẻ có thể bị tiêu chảy. Mặc dù vậy, tiêu chảy do thừa DHA thường kết thúc trong ngày.
- Trẻ bị đầy hơi, chướng bụng: Nhất là với những trẻ hay gặp với trẻ có hệ tiêu hóa còn non yếu, trẻ loạn khuẩn đường ruột.
- Làm tăng đường huyết: Tình trạng này có thể bắt gặp ở trường hợp trẻ mắc tiểu đường, hoặc mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, bổ sung trên 8g DHA mỗi ngày.
- Hạ huyết áp: Vì làm giảm mức cholesterol trong máu, bổ sung thừa DHA liên tục trong thời gian dài có thể khiến huyết áp của trẻ thấp hơn bình thường.
- Ngộ độc vitamin A (vàng da, vàng mắt…): Thường gặp ở trường hợp mẹ cho bé uống DHA bắt nguồn từ nhiều sản phẩm dầu cá, DHA, Omega-3 không tinh khiết, hòa tan vitamin A mà không biết. Về lâu dài, có thể ảnh hưởng đến chức năng gan.
Vì vậy, mẹ không nên tự ý bổ sung quá liều DHA cho bé. Việc sử dụng DHA theo liều lượng đúng và thích hợp sẽ giúp trẻ phát triển một cách lành mạnh và toàn diện hơn.
IV. Những lưu ý cần biết khi bổ sung DHA cho bé
DHA luôn được xếp vào danh sách dưỡng chất an toàn và lành tính với sức khỏe của bé. Ngoài việc quan tâm đến vấn đề cho bé uống DHA bao lâu thì ngưng, mẹ cũng nên chú ý đến một số vấn đề dưới đây:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ: Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe và đưa ra đề xuất liệu trình phù hợp với thể trạng của từng bé.
- Bổ sung đúng và đủ liều DHA cho trẻ: Bổ sung DHA theo liều lượng đúng là rất quan trọng. Mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc của bác sĩ trong khi bổ sung DHA cho con.
- Sử dụng nguồn DHA tinh khiết, chất lượng cao: bổ sung đủ liều là chưa đủ, yếu tố quan trọng hơn liều lượng là độ tinh khiết, không chứa các thành phần có khả năng kích ứng trong sản phẩm như vitamin A, D, tạp chất như kim loại nặng, dioxin, độc tố…
- Theo dõi tác dụng phụ: Hãy theo dõi tác dụng phụ, nếu có, khi bạn bổ sung DHA cho bé. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào như dị ứng, tiêu chảy, hoặc vấn đề tiêu hóa, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lời kết: Trên đây là những thông tin được Nature's Way tổng hợp giải đáp cho chủ đề "Cho bé uống DHA bao lâu thì ngưng?". Hy vọng chia sẻ trong bài viết trên là hữu ích đối với bạn.
Tham khảo thêm:
- DHA có tác dụng gì đối với từng đối tượng
- Khi nào nên bổ sung DHA cho bé