Mặc dù việc trẻ bị mồ hôi trộm là tình trạng thường gặp, nhưng đây lại là dấu hiệu cho thấy sự bất thường về sức khỏe của con. Cụ thể, tại sao trẻ bị đổ mồ hôi trộm? Tình trạng này báo hiệu điều gì? Cần làm gì để khắc phục?... Hãy cùng Nature’s Way tìm kiếm câu trả lời nhé!

I. Mồ hôi trộm ở trẻ là gì?

1.1. Khái niệm

1.2. Các nhóm mồ hôi trộm

II. Nguyên nhân trẻ bị mồ hôi trộm

III. Cách khắc phục trẻ bị mồ hôi trộm

IV. Các mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm ở trẻ

4.1. Ăn cháo trai

4.2. Cháo sò hến

4.3. Tắm lá dâu

4.4. Lá đinh lăng

4.5. Uống rau diếp cá

4.6. Rau ngót

4.7. Nấu chè đỗ xanh, đỗ đen

I. Mồ hôi trộm ở trẻ là gì?

1.1. Khái niệm

Trẻ bị mồ hôi trộm là hiện tượng ra mồ hôi theo từng đợt và thường xuất hiện khi trẻ ngủ vào ban đêm. Việc ra mồ hôi trộm không liên quan đến các yếu tố bên ngoài như thời tiết hay môi trường. Trong mồ hôi trộm gồm các thành phần chính như nước, muối và các chất cặn bã. Tuy nhiên, nước lại chiếm đến 90% trong đó, vì vậy nếu bé nhà bạn gặp phải tình trạng này thường xuyên sẽ khiến cơ thể bé rơi vào trạng thái mất nước. Điều này làm bé mệt mỏi và dễ bị ốm hơn.  

1.2. Các nhóm mồ hôi trộm

  • Mồ hôi trộm sinh lý

Mồ hôi trộm sinh lý diễn ra thường xuyên ở trẻ, do quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nên cơ thể cần đổ mồ hôi để tỏa nhiệt. Có thể hiểu, tình trạng này là phản xạ tự nhiên của cơ thể nên sẽ không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con. Mồ hôi trộm sinh lý thường tự giảm dần đi khi con lớn lên. 

  • Mồ hôi trộm bệnh lý 

Dấu hiệu để mẹ dễ nhận biết khi trẻ bị mồ hôi trộm bệnh lý đó chính là con tiết ra nhiều mồ hôi nhưng không phải do tác động của các yếu tố bên ngoài như thời tiết nóng nực hay hoạt động mạnh. Thậm chí, bé đổ mồ hôi ngay cả lúc bú mẹ hoặc đang nằm ngủ. Mồ hôi trộm thường đổ ra ở các khu vực như lưng, trán, nách, lòng bàn tay, lòng bàn chân,...Bên cạnh đó, trẻ bị mồ hôi trộm còn đi kèm với các tình trạng như biếng ăn, chán ăn, đầu xương to, ngực nhô,...  

trẻ bị mồ hôi trộm - bệnh lý

II. Nguyên nhân trẻ bị mồ hôi trộm

Tình trạng trẻ bị mồ hôi trộm có thể bắt nguồn từ nhiều lí do khác nhau. Dưới đây là một vài nguyên nhân chính khiến trẻ đổ mồ hôi trộm. 

  • Trẻ bị thiếu vitamin D, canxi: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ nhỏ bị đổ mồ hôi trộm. Bởi, vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng hấp thu canxi vào cơ thể. Khi trẻ thiếu vitamin D, khả năng hấp thụ canxi sẽ bị giảm đi đáng kể, từ đó gây ra tình trạng thiếu canxi trong máu. Một khi cơ thể không nhận đủ canxi, có thể dẫn đến xương không được khoáng hóa đầy đủ và gây ra còi xương. Một phản ứng từ cơ thể trẻ khi thiếu vitamin D chính là tăng tiết mồ hôi trộm, đặc biệt ở vùng đầu.

  • Chứng tăng tiết mồ hôi: Thông thường chúng ta dễ nhận thấy chứng tăng tiết mồ hôi ở người lớn thông qua lòng bàn tay và lòng bàn chân hay bị ướt do tiết quá nhiều mồ hôi. Thế nhưng tình trạng này hoàn toàn có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. 

  • Mắc bệnh tim bẩm sinh: Các bệnh lý về tim mạch cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị ra mồ hôi trộm. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý, nếu thấy trẻ ra mồ hôi bất thường không rõ nguyên nhân trong thời gian dài cần đưa đến các trung tâm y tế để được thăm khám kịp thời.

  • Chứng ngưng thở khi ngủ: Trẻ sinh non có thể gặp phải triệu chứng ngưng thở trong khoảng thời gian ngắn (20 giây) trong lúc ngủ. Điều này khiến một số cơ quan khác trong cơ thể phải làm việc bù dẫn đến tình trạng ra mồ hôi trộm.

  • Nóng trong: Nóng trong có thể là do bé thu nạp nhiều loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và ít ăn rau củ quả có tính mát. Do đó cơ thể của bé cần tiết ra nhiều mồ hôi để điều hòa lại thân nhiệt. 

III. Cách khắc phục trẻ bị mồ hôi trộm

Tuy rằng trẻ bị mồ trộm không phải là bệnh quá nguy hiểm, ba mẹ vẫn nên đưa trẻ đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ để tìm rõ nguyên nhân. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể áp dụng một vài phương pháp dưới đây để khắc phục tình trạng trẻ bị mồ hôi trộm nhé!

  • Bổ sung vitamin D: Các bố mẹ có thể tham khảo sản phẩm Nature’s Way Smart Calcium + Vitamin D3 Bursts được sản xuất bởi các chuyên gia Úc với hàm lượng canxi và vitamin D3 tỷ lệ phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Sự kết hợp giữa vitamin D3 và canxi có tác dụng hỗ trợ tăng cường hiệu quả hấp thụ canxi vào cơ thể của bé. Từ đó, nó hỗ trợ phát triển xương chắc khỏe giúp trẻ giảm thiểu tình trạng ra mồ hôi trộm. Bên cạnh đó, Nature’s Way Smart Calcium + Vitamin D3 giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch và khiến trẻ có thể lực tốt, ăn ngon, ngủ ngon. Ngoài ra bố mẹ có thể cho trẻ hấp thụ vitamin D bằng việc cho trẻ tắm nắng vào mỗi buổi sáng. Bởi ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên và rất hiệu quả. Cha mẹ nên cho bé tắm nắng từ khoảng 8 - 9 giờ với thời gian từ 10 - 30 phút. Song song với đó, cha mẹ cần lưu ý không để mắt trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

trẻ bị mồ hôi trồm - Calcium vitamin D3

  • Tạo không gian sinh hoạt thoáng mát: Nếu như trẻ bị mồ hôi trộm bởi lý do là mồ hôi sinh lý, bố mẹ cần tạo cho con một không gian sinh hoạt thoáng mát, rộng rãi. Đặc biệt phòng ngủ của trẻ cần để thoáng khí, không bí bách, ngột ngạt. Biện pháp này giúp cơ thể trẻ không cần phải tiết nhiều mồ hôi để tỏa nhiệt.

  • Chế độ dinh dưỡng: Ngoài việc bổ sung vitamin D và canxi, bố mẹ cần chú trọng đến chế độ ăn hằng ngày của bé. Bởi những thực phẩm bé ăn hằng ngày mới chính là yếu tố xây dựng nền tảng vững chắc cho sức khỏe của bé. Những thực phẩm bố mẹ nên ưu tiên sử dụng đó là rau củ quả có tính mát như bí đao, cam, rau má, cải ngọt,... Bên cạnh đó bé cần hạn chế thu nạp những đồ ăn nóng, chứa nhiều dầu mỡ để cơ thể không toát ra nhiều mồ hôi.

IV. Các mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm ở trẻ

4.1. Ăn cháo trai

Cháo trai là một món ăn chứa chất đạm, chất béo cùng kẽm và carbohydrate, nó có tính hàn giúp hỗ trợ điều trị chứng ra mồ hôi trộm ở tay, chân của trẻ. Đối với những bé đến tuổi ăn dặm, mẹ có thể sử dụng món cháo này để thay thế cho bữa ăn của bé. Bên cạnh đó, món cháo này có hương vị đậm đà, thơm ngon sẽ khiến bé dễ ăn hơn. Ngoài ra nguyên liệu cần có để chế biến món ăn này cũng không quá phức tạp, chỉ với 3 nguyên liệu cơ bản là thịt trai, nước luộc trai và gạo nấu cháo và các mẹ đã có thể nấu một nồi cháo trai thơm ngon, bổ dưỡng.

trẻ bị mồ hôi trộm - cháo trai

4.2. Cháo sò hến

Hến và sò cũng là loại thực phẩm mang tính hàn có khả năng giải nhiệt rất tốt. Nếu cho bé sử dụng cháo hến, sò sẽ giúp mát gan, thải độc và bổ sung canxi giúp trẻ hạn chế ra mồ hôi trộm cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra để nấu món cháo bổ dưỡng này cũng không quá phức tạp. Các mẹ sơ chế hến, sò bằng cách rửa sạch, ngâm cùng nước vo gạo và luộc chín thịt hến cho đến khi chúng mở hết vỏ. sau đó mẹ tiến hành xào thịt cùng với một chút gia vị, hành lá (trường hợp bé dưới 1 tuổi, mẹ lưu ý không nên sử dụng gia vị trong bước này). Nước luộc hến, sò mẹ cần lọc qua vài lần để bỏ hết cặn bẩn còn sót lại rồi cho gạo vào nấu cùng, khi cháo chín mẹ thêm thịt đã xào vào và cho bé ăn.

trẻ bị mồ hôi trộm - cháo hến

4.3. Tắm lá dâu

Lá dâu là loại nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc Đông y, nó có tính hàn và giúp cải thiện vấn đề về xương khớp, ho, tiêu đờm, bổ gan. Đặc biệt lá dâu còn hỗ trợ khắc phục tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ. Việc tắm lá dâu là một mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm ở trẻ hiệu quả và được nhiều gia đình áp dụng. Để tạo ra nước tắm bằng lá dâu, các mẹ cần chuẩn bị 300g lá dâu rửa sạch và đun cùng khoảng 2 lít nước. Các mẹ có thể cho thêm một ít muối trắng để tăng khả năng kháng khuẩn vào đun cùng với nước lá. Sau khi đun xong mẹ để nguội bớt và sử dụng nước này tắm cho bé.

trẻ bị mồ hôi trộm - lá dâu

4.4. Lá đinh lăng

Loại lá này chắc hẳn đã quá quen thuộc với mỗi gia đình Việt Nam, nó không chỉ là loại thực phẩm quý trong việc điều chế ra các bài thuốc cổ truyền mà còn được sử dụng để đun nước tắm giúp thanh nhiệt giải độc trong cơ thể, từ đó hạn chế các triệu chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ. Cũng tương tự như cách sơ chế lá dâu, mẹ cần rửa sạch lá đinh lăng và đun sôi cùng với 2 lít nước để lấy được các dưỡng chất quý có trong lá. Sau đó mẹ để nguội và dùng khăn tắm lau khắp cơ thể bé. Nếu cần mẹ có thể tắm lại cho bé một lần nữa bằng nước sạch.

trẻ bị mồ hôi trồm - đinh lăng

4.5. Uống rau diếp cá

Trẻ bị mồ hôi trộm do sinh lý có khả năng do nóng trong, trong khi đó rau diếp cá là loại thực phẩm nổi tiếng trong việc giải nhiệt thanh lọc cơ thể. Dó đó, nó có thể hỗ trợ khắc phục triệu chứng ra mồ hôi ở trẻ khá hiệu quả. Tuy nhiên, loại lá này khi nấu lên sẽ có vị chua và tanh khá khó uống ngay cả với người lớn. Vì vậy, khi chế biến mẹ nên bỏ thêm một ít đường phèn để cân bằng lại vị giúp trẻ dễ uống hơn.

trẻ bị mồ hôi trộm - rau diếp cá

4.6. Rau ngót

Rau ngót là loại thực phẩm phổ biến với công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Từ đó nó có tác dụng rất tốt trong việc điều trị chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ. Có rất nhiều cách chế biến rau ngót để trẻ dễ dàng hấp thụ như: Nấu canh rau ngót, luộc rau ngót, xay rau ngót và sau đó dùng để quấy cháo hoặc quấy bột. Ngoài ra, nếu như mẹ không có thời gian để chế biến thì hiện nay có rất nhiều quán cháo dinh dưỡng bổ sung rau ngót vào khẩu phần ăn của khách hàng.

trẻ bị mồ hôi trộm - rau ngót

4.7. Nấu chè đỗ xanh, đỗ đen

Nếu trẻ đã quá chán với việc ăn cháo, mẹ có thể linh hoạt thay đổi cách chế biến để con hấp thụ các loại thực phẩm có tính hàn giúp giải nhiệt cơ thể như chè đỗ xanh hoặc chè đỗ đen. Mẹ cần lưu ý khi nấu chè đỗ đen cần ngâm trước vài tiếng để loại bỏ các hạt lép và khi nấu hạt đỗ sẽ bở và nhừ hơn. Từ đó bé ăn cũng dễ dàng và ngon miệng hơn.

trẻ bị mồ hôi trộm - đỗ đen

Vừa qua, Nature’s Way đã cùng với mọi người đi tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân và cách khắc phục khi trẻ bị ra mồ hôi trộm. Hy vọng rằng các bậc phụ huynh đã trang bị thêm được những kiến thức trong việc chăm sóc con trẻ.