Giao mùa là khoảng thời gian khiến trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa thường xuyên hơn. Điều này, khiến các mẹ lo lắng và tìm nhiều cách từ thuốc Đông, Tây y đến các mẹo dân gian để khắc phục. Nhưng liệu các mẹ đã thực sự hiểu rõ những nguyên nhân gây ra và cách khắc phục tình trạng này hay chưa? Hãy cùng Nature’s Way tìm hiểu ngay sau đây.

I. Dị ứng thời tiết là gì?

II. Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng thời tiết

III. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng thời tiết

IV. Cách khắc phục trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa

V. Mẹo dân gian giúp cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa ở trẻ

5.1. Tắm lá trà xanh

5.2. Tắm lá khế

5.3. Tắm lá đơn đỏ

5.4. Tắm lá bàng non

VI. Câu hỏi thường gặp

6.1. Dị ứng thời tiết ở trẻ có nguy hiểm không? 

6.2. Dị ứng thời tiết ở trẻ có lây không?

I. Dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng là cách thể hiện sự nhạy cảm của hệ thống miễn dịch so với sự thay đổi của thời tiết hoặc môi trường xung quanh. Tùy vào từng thể trạng của mỗi người mà mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau. Trên thực tế, có hai loại dị ứng thời tiết đó là dị ứng cấp tính và dị ứng mãn tính. Đối với những ai trong giai đoạn cấp tính sẽ có biểu hiện da mẩn ngứa trong khoảng thời gian 1 ngày đến dưới 6 tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra lâu và không có cách chữa trị phù hợp sẽ rất dễ chuyển sang dị ứng thời tiết mãn tính.

II. Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng thời tiết

Có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh, ba mẹ có thể tham khảo gồm:

  • Thời tiết thay đổi đột ngột

Nếu thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể của bé không kịp thích nghi, từ đó tiết ra nhiều chất histamin để chống lại yếu tố kích thích từ môi trường. Histamin là một chất có liên quan mật thiết đến tình trạng dị ứng và được phân bố không đồng đều, chủ yếu ở các mô da, ruột và phổi. Do vậy, nếu các mẹ để ý khi con bị dị ứng thời tiết sẽ hay có biểu hiện nổi mẩn ngứa, mề đay, hắt xì, tiêu hóa kém.

  • Sức đề kháng của trẻ yếu

Khi hệ miễn dịch của trẻ yếu, cơ thể có thể trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố môi trường, vi khuẩn, virus và chất gây dị ứng. Những yếu tố này có thể kích thích phản ứng dị ứng mạnh mẽ hơn đối với những đứa trẻ có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém. Bên cạnh đó, làn da mỏng manh của trẻ nếu như không được bảo vệ và chăm sóc cẩn thận cũng sẽ khó chữa trị hơn.

trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa - nguyên nhân

III. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng thời tiết

Khi trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa chắc chắn sẽ có một vài biểu hiện kèm theo. Tuy nhiên đối với trẻ còn quá nhỏ sẽ không thể nói hay truyền đạt cảm nhận của cơ thể cho cha mẹ. Chính vì vậy, mẹ cần lưu lại thông tin dưới đây để dễ dàng nhận ra những thay đổi trên cơ thể con mỗi khi giao mùa.

  • Nổi mẩn ngứa và phát ban trên da

Đây là biểu hiện rất đặc trưng và thường xuyên gặp phải khi trẻ bị dị ứng thời tiết. Lúc này, trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, càng gãi càng ngứa. Sau đó trên da của trẻ xuất hiện những nốt sần, gần giống với những vết muỗi đốt. Những vùng da không được che chắn như da mặt, cổ, chân, tay sẽ có nguy cơ bị dị ứng cao hơn so với những vùng da khác do tiếp xúc trực tiếp với gió, nhiệt độ môi trường. 

  • Những bất thường khác trên da

Ngoài biểu hiện nổi mẩn ngứa, nhiều trẻ bị dị ứng thời tiết còn kèm theo một số biểu hiện khác thường như: Da bị khô và nứt nẻ, da bị tróc vảy, sưng đỏ hơn bình thường. 

  • Phát mề đay cấp tính

Một số trường hợp trẻ bị nghiêm trọng hơn sẽ có hiện tượng xuất hiện những đám phù màu hồng cùng với đó là triệu chứng ngứa rát. 

Bên cạnh những vấn đề về da, khi bị dị ứng thời tiết trẻ hoàn toàn có thể mắc phải bệnh về đường hô hấp hay biểu hiện khác trong cơ thể. Do đó mẹ hãy tham khảo nội dung dưới đây để biết thêm thông tin. 

  • Vấn đề về đường hô hấp

Khi thời tiết thay đổi, ngoài việc trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa, bé còn bị hắt hơi, chảy nhiều dịch mũi từ đó gây tình trạng khó thở. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ khiến bé bị ho, đau họng và phát sốt.

  • Chán ăn, biếng ăn

Khi bị dị ứng, hẳn cơ thể của bé sẽ rất khó chịu, từ đây ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt và vui chơi hằng ngày của bé. Khi trên da xuất hiện những mẩn ngứa kèm theo tình trạng ngứa rát dễ làm trẻ quấy khóc, không chịu ăn và biếng ăn.

IV. Cách khắc phục trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa

  • Bổ sung kẽm giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ

Các bậc phụ huynh có thể tham khảo dòng sản phẩm Nature’s Way Kids Smart Liquid Zinc - sản phẩm kẽm nước sinh học dễ hấp thu cho bé. Sản phẩm hỗ trợ bổ sung kẽm, giúp tăng cường sức đề kháng và sức mạnh hệ miễn dịch ở trẻ. Bên cạnh đó Nature’s Way Kids Smart Liquid Zinc còn bảo vệ và duy trì khứu giác, vị giác giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng, hạn chế biếng ăn và tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra sản phẩm này khác biệt hoàn toàn so với những dòng bổ sung kẽm trên thị trường, đó là bổ sung kẽm dưới dạng Amino Acid Chelate giúp bé hấp thụ được ngay mà không cần trải qua quá trình tiêu hóa phức tạp. Không chỉ vậy, với mỗi 5ml kẽm bổ sung đến 2,5mg kẽm dạng Amino Acid Chelate, tương đương lượng kẽm trong 4 quả trứng gà lớn. 

trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa - Kids Smart Liquid Zinc

  • Vệ sinh sạch sẽ da của bé

Khi trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa, các  mẹ cần đảm bảo da con được sạch sẽ để tránh vi khuẩn làm viêm da nghiêm trọng hơn. Do vậy, điều mẹ cần làm là tắm nước ấm cho trẻ và sau khi tắm xong cần dùng khăn mềm để lau khô người cho trẻ và mặc quần áo ấm cho bé. 

  • Ăn trái cây và rau củ

Bên cạnh việc bổ sung kẽm, trong thời điểm này, các mẹ nên ưu tiên cho con ăn nhiều trái cây, rau củ và uống đủ nước. Đặc biệt là những thực phẩm có chứa vitamin C và các loại khoáng chất để tăng cường sức đề kháng. 

V. Mẹo dân gian giúp cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa ở trẻ

Bên cạnh việc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để giúp con tăng đề kháng, các mẹ có thể tham khảo một vài cách dân gian sau đây giúp da trẻ giảm bớt sự khó chịu. 

5.1. Tắm lá trà xanh

Lá trà xanh là một nguyên liệu thiên nhiên được dân gian sử dụng thường xuyên bởi tính kháng khuẩn, kháng viêm vô cùng hiệu quả. Do đó, để khắc phục tình trạng trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa các mẹ có thể dùng loại lá này để diệt khuẩn, giảm ngứa và vệ sinh da bằng cách tắm cho bé. Cách thức thực hiện phương pháp này không quá phức tạp, chỉ với vài bước sau đây mẹ đã có một nồi nước trà xanh tắm cho bé.

Bước 1: Rửa sạch một nắm lá chè tươi

Bước 2: Đun cùng với khoảng 2 lít nước trong vòng 15 phút để dưỡng chất trong lá được ra hết.

Bước 3: Để nước lá ấm và tiến hành tắm cho bé, sau đó lau khô lại với khăn.

trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa - tắm lá trà xanh

5.2. Tắm lá khế

Trong các bài thuốc tắm lá dân gian không thể thiếu sự có mặt của lá khế. Bởi trong loại lá này có chứa các chất với công dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giải độc rất tốt nên thường được các mẹ sử dụng để tắm cho trẻ. Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Mẹ dùng 100g lá khế tươi, rửa sạch  rồi để ráo

Bước 2: Vò nát lá khế và đun sôi với 2 lít nước trong vòng 15 phút.

Bước 3: Để nước ấm và tiến hành tắm cho trẻ, mẹ có thể dùng bã lá khế lau nhẹ nhàng trên da của con, sau khoảng 15 phút mẹ cho bé ngừng tắm và lau khô bằng khăn sạch.

5.3. Tắm lá đơn đỏ

Ngoài lá trà xanh và lá khế, lá đơn đỏ cũng có tác dụng kháng viêm, thanh nhiệt giải độc. Vì vậy các mẹ có thể sử dụng lá đơn đỏ để tắm cho bé cũng là cách giảm phát ban, mẩn ngứa hiệu quả. Chỉ với 3 bước làm đơn giản, các mẹ đã có ngay nồi nước lá đơn đỏ.

Bước 1: Rửa sạch lá và thân cây, ngâm với muối và vớt ra để ráo.

Bước 2: Đun sôi lá và thân cây với khoảng 2 lít nước trong vòng 10 - 15 phút. 

Bước 3: Mẹ để nước nguội hoặc thêm nước và tắm cho bé.

trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa - tắm lá đơn đỏ

5.4. Tắm lá bàng non

Là bàng non được sử dụng rất nhiều trong các mẹo chữa bệnh dân gian với công dụng rất tốt do có chứa hợp chất phytosterol, flavonoid, tanin giúp kháng khuẩn và giảm triệu chứng của dị ứng. Nhiều người lựa chọn loại lá này để cải thiện các bệnh về da liễu. Vì vậy, các mẹ có thể đun nước lá bàng non để tắm cho bé.

Bước 1: Mẹ tìm lấy khoảng 10 lá bàng non, rửa sạch và ngâm với nước muối.

Bước 2: Sau đó, mẹ tiến hành đun lá bàng cùng với 2 lít nước để sôi trong vòng 10 phút rồi đổ ra chậu và để nguội.

Bước 3: Mẹ dùng nước lá và tắm cho bé. 

VI. Câu hỏi thường gặp

6.1. Dị ứng thời tiết ở trẻ có nguy hiểm không? 

Thông thường dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ sẽ khỏi nhanh chóng nếu được vệ sinh sạch sẽ và chăm sóc đúng cách. Do vậy, các mẹ cần cẩn thận và lưu ý trong quá trình chăm sóc và bảo vệ da của con trong thời điểm nhạy cảm này. Tuy nhiên, nếu tình trạng dị ứng của con trở nên nặng hơn, các mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để chữa trị theo chỉ định của bác sĩ. 

6.2. Dị ứng thời tiết ở trẻ có lây không?

Trước những nguy cơ mắc dị ứng khi thời tiết thay đổi, nhiều mẹ băn khoăn không biết tình trạng này có bị lây chéo không. Đáp án cho câu hỏi này chính là trẻ bị dị ứng thời tiết sẽ không bị lây chéo. Vì thế các mẹ có con đang đi học có thể yên tâm phần nào. Tuy nhiên, không vì vậy mà các mẹ chủ quan với dị ứng thời tiết. Vì kể cả không bị lây từ người khác, cơ thể của con cũng hoàn toàn tự phát tình trạng dị ứng nếu hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu kém.

Vừa rồi, Nature’s Way đã cùng các bậc phụ huynh đi tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa. Hy vọng rằng cha mẹ đã có thêm nhiều thông tin bổ ích để quá trình nuôi con được dễ dàng hơn.