Nội dung

I. Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết

   1.1 Ngứa ngáy và phát ban trên da

   1.2 Xuất hiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng

   1.3 Sốt

   1.4 Những bất thường khác trên da

   1.5 Chán ăn, mất tập trung

   1.6 Phát mề đay cấp tính

II. Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng thời tiết

III. Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết

   3.1 Sử dụng thuốc

   3.2 Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng

   3.3 Hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm kích thích dị ứng

   3.4 Sử dụng các mẹo dân gian

IV. Biện pháp phòng tránh dị ứng cho trẻ

I. Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là tình trạng hệ thống miễn dịch phản ứng lại với các tác nhân từ bên ngoài môi trường khi thời tiết chuyển mùa hoặc khí hậu thay đổi đột ngột. Trẻ bị dị ứng thời tiết thường có các biểu hiện sau:

1.1 Ngứa ngáy và phát ban trên da

Đây là biểu hiện đặc trưng nhất của tình trạng dị ứng thời tiết. Khi bị dị ứng thời tiết, trẻ sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, càng gãi càng thấy ngứa. Trên da của trẻ xuất hiện những nốt mẩn đỏ, gần giống như vết muỗi đốt. Những vùng da không được che chắn như: vùng da mặt, cổ, tay, chân,…sẽ có nguy cơ bị dị ứng cao hơn những vùng da khác.

Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết

Trẻ bị ngứa ngáy và phát ban trên da

1.2 Xuất hiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng

Hầu hết, các trẻ bị dị ứng thời tiết đều gặp phải triệu chứng này. Cụ thể là trẻ có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, chảy nhiều dịch mũi,…Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý đến những triệu chứng này vì nó rất dễ bị nhầm lẫn với trường hợp bị cảm cúm.

Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết

Trẻ xuất hiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng

1.3 Sốt

Khi bị dị ứng thời tiết, những trẻ có sức đề kháng kém và nhạy cảm có thể sẽ có biểu hiện sốt. Ba mẹ nên theo dõi nhiệt độ của trẻ để cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng cách và kịp thời.

Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết

Trẻ bị sốt do dị ứng thời tiết

1.4 Những bất thường khác trên da

Ngoài biểu hiện phát ban trên da, nhiều trẻ dị ứng thời tiết còn xuất hiện thêm các biểu hiện bất thường như: da khô nứt nẻ, da bị tróc vảy, sưng đỏ hơn bình thường,…Lúc này, mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm cho con để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết

Trẻ bị dị ứng thời tiết, da khô, tróc vảy, sưng đỏ

1.5 Chán ăn, mất tập trung

Khi bị dị ứng thời tiết, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, điều này gây ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt và vui chơi của trẻ. Đặc biệt, khi những nốt ban đỏ xuất hiện, kèm theo tình trạng ngứa ngáy, khó chịu trên da, trẻ sẽ mất tập trung, mệt mỏi, chán ăn.

Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết

Trẻ bị dị ứng thời tiết nên chán ăn, mệt mỏi

1.6 Phát mề đay cấp tính

Trường hợp bị dị ứng thời tiết nghiêm trọng, trẻ sẽ bị nổi mẩn ngứa trên toàn cơ thể. Thay vì những nốt ban nhỏ, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện cả đám phù màu hồng cùng với đó là triệu chứng ngứa rát, khó chịu vô cùng.

Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết

Trẻ bị phát mề đay cấp tính

II. Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng thời tiết

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị dị ứng thời tiết nhưng chủ yếu là do 3 nhóm chính sau:

  • Tổ chức da nhạy cảm: Da trẻ có nhiều điểm khác biệt so với người lớn như da mỏng hơn (độ dày chỉ bằng 40 – 60% so với người lớn), diện tích da so với khối lượng cơ thể cũng lớn hơn, lông mỏng và thưa hơn, hệ thống mạch máu dưới da dày đặc, tăng tưới máu lên da. Do đó, da trẻ rất dễ nhạy cảm, rất dễ tổn thương khi bị kích thích bởi các tác nhân.

  • Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện: Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên chưa thực hiện được hết các chức năng để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân lạ khi xâm nhập vào cơ thể. Đặc điểm này là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị dị ứng thời tiết do các tác nhân kích thích từ bên ngoài xâm nhập vào.

  • Môi trường, thời tiết thay đổi đột ngột: Do còn nhỏ nên trẻ chưa kịp thích nghi với thời tiết, môi trường khi thay đổi đột ngột. Đồng thời, khi có sự kết hợp của các tác nhân gây kích thích khác như: bụi, ô nhiễm không khí, virus, các chất gây dị ứng khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố kích thích phát bệnh, tăng tỷ lệ tái nhiễm.

Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng thời tiết

III. Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết

Trẻ bị dị ứng thời tiết sẽ nhanh chóng hết khi ba mẹ biết cách vệ sinh và chăm sóc con đúng cách. Ngược lại, nếu chăm sóc không đúng cách, các vết sưng sẽ bị nhiễm trùng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và điều trị kịp thời.

3.1 Sử dụng thuốc

Khi phát hiện trẻ bị dị ứng thời tiết, ba mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tìm ra nguyên nhân và kê đơn thuốc. Tùy theo các triệu chứng của từng trẻ mà bác sĩ sẽ cho dùng các loại thuốc khác nhau.

Ba mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bên ngoài cho trẻ uống khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu thấy trẻ có bất kỳ phản ứng bất thường nào thì phải ngưng cho con uống thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ chuyên môn.

Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết

3.2 Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng

  • Khi trời bắt đầu trở gió, ba mẹ nên đóng kín cửa để tránh tình trạng gió lùa vào. Nếu có điều kiện, có thể trang bị thêm một máy lọc không khí hoặc điều hòa giúp tạo ra luồng không khí sạch, giúp con hạn chế tiếp xúc với những tác nhân có hại trong không khí.

  • Thời điểm giao mùa, hạn chế cho trẻ vui chơi ngoài trời để tránh tiếp xúc trực tiếp với phấn hoa.

  • Tắm rửa sạch sẽ và thay quần áo mới cho trẻ sau khi ra ngoài về.

Cách xử lý cho trẻ khi bị dị ứng thời tiết

3.3 Hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm kích thích dị ứng

Khi trẻ bị dị ứng thời tiết, ba mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm kích thích dị ứng sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều đạm: Lượng protein có trong các loại thực phẩm tươi, đồ ăn tái, sushi, gỏi sống kích thích phản ứng dị ứng lên đến 25% đối với những trẻ bị viêm mũi dị ứng. Vì thế, ba mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn.

  • Trái cây: Các loại trái cây mua về có thể còn dính phấn hoa. Vì thế, ba mẹ cần rửa lại sạch sẽ trước khi cho trẻ ăn. Tuyệt đối không được cho trẻ ăn hoa quả khi chưa được rửa sạch.

  • Rau củ: Ngô và cần tây là 2 loại rau củ kích thích quá trình dị ứng diễn ra, đặc biệt là viêm mũi dị ứng. Bên cạnh đó, cần tây còn chứa protein tương tự như phấn hoa nên dễ dàng tạo ra kích thích mạnh trong quá trình dị ứng thời tiết ở trẻ.

  • Các loại hạt: Hạt hướng dương, hạt phỉ hay hạnh nhân cũng là một trong những tác nhân gây kích thích dị ứng viêm mũi ở trẻ.

  • Chất phụ gia: Các chất phụ gia, gia vị có trong thực phẩm đóng hộp sẽ làm khởi phát hiện tượng dị ứng ở một số trẻ.

  • Thức ăn và đồ uống lạnh: Trẻ bị viêm mũi do thời tiết, hen suyễn hay những bệnh có biểu hiện tương tự thì nên tránh xa các loại đồ ăn, đồ uống lạnh. Vì những loại thực phẩm này có thể làm co thắt phế quản khiến trẻ ho kéo dài.

Cách xử lý cho trẻ khi bị dị ứng thời tiết

3.4 Sử dụng một số mẹo dân gian

Bên cạnh các phương pháp điều trị dị ứng thời tiết cho trẻ ở trên, ba mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian sau để làm giảm cảm giác khó chịu, ngứa ngáy cho trẻ.

  • Tắm bằng lá khế: Lá khế vốn nổi tiếng với công dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ giảm ngứa ngáy và tổn thương da. Vì thế, ba mẹ có thể sử dụng một nắm lá khế đã rửa sạch để đun nước tắm hằng ngày cho bé, giúp thuyên giảm các triệu chứng do dị ứng thời tiết.

  • Sử dụng khoai tây: Củ khoai tây chứa nhiều nhựa hỗ trợ kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Ba mẹ có thể dùng khoai tây để giúp trẻ chống lại các triệu chứng mà dị ứng thời tiết gây nên bằng cách rửa sạch 1 củ khoai tây, sau đó thái ra từng lát mỏng, đắp vào vị trí da bị tổn thương trong khoảng 20 phút. Cuối cùng tắm lại sạch sẽ cho trẻ bằng nước sạch.

  • Sử dụng dầu dừa: Lượng vitamin E có trong dầu dừa cùng các axit tự nhiên giúp chống viêm, diệt vi khuẩn hiệu quả. Đồng thời, dầu dừa giúp cung cấp độ ẩm cho da, góp phần giảm tình trạng ngứa trên da.

Cách xử lý cho trẻ khi bị dị ứng thời tiết

IV. Biện pháp phòng tránh dị ứng thời tiết cho trẻ

Đối với trẻ có tiền sử hay cơ địa dễ bị dị ứng thời tiết, ba mẹ có thể phòng ngừa cho con bằng những cách sau:

  • Tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh đường hô hấp, mũi họng cho trẻ để loại bỏ các tác nhân gây bệnh, giúp dịu da và làm sạch niêm mạc hô hấp. Đồng thời mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ để tránh quần áo cọ xát, gây kích ứng.

  • Vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa, môi trường sống xung quanh để tránh ẩm mốc.

  • Cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau củ và uống đủ nước để giảm nguy cơ dị ứng. Đặc biệt, nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, probiotic, các loại khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.

  • Động viên, khuyến khích trẻ chơi thể thao, tập luyện thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng.

  • Những trẻ có cơ địa dị ứng với các loại thức ăn và hải sản giàu đạm thì không nên cho trẻ ăn. Đồng thời, các thực phẩm như bơ, sữa, trứng,…cũng phải cẩn thận, không nên cho trẻ ăn nhiều vì chúng có nguy cơ cao gây kích ứng.

  • Khi thời tiết thay đổi đột ngột, ba mẹ nên hạn chế cho trẻ ra ngoài để tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài thì nên giữ ấm cho trẻ, mặc quần áo dài tay, quàng khăn cổ, mang mũ, đeo găng tay, tất,…

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các đồ vật dễ gây dị ứng như: phấn hoa, lông động vật, thú bông, rèm, thảm,…

  • Cho trẻ đi thăm khám sớm nếu phát hiện con có những dấu hiệu dị ứng thời tiết.

Trên đây là 6 dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết. Các biểu hiện này rất dễ nhận biết, ba mẹ hãy chú ý theo dõi và quan sát trẻ để có biện pháp chăm sóc và điều trị kịp thời nhé. Nature’s Way Việt Nam chúc các bé luôn khỏe mạnh, bình an.