Nếu trong giai đoạn bú mẹ, trẻ bị dị ứng đạm sữa bò mẹ kiêng ăn gì? Bởi thức ăn mẹ nạp vào mỗi ngày đều ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú. Cùng Nature's Way cập nhật ngay danh sách 10 loại thực phẩm mẹ nên tránh nếu trẻ bị dị ứng đạm bò dưới đây.
I. Nguyên nhân trẻ bị dị ứng đạm bò II. Các dấu hiệu trẻ bị dị ứng đạm bò III. Trẻ bị dị ứng đạm bò mẹ kiêng ăn gì? Top 10 loại thực phẩm nên tránh |
I. Nguyên nhân trẻ bị dị ứng đạm bò
Tình trạng trẻ bị dị ứng đạm bò bắt nguồn từ việc hệ thống miễn dịch trong cơ thể trẻ hiểu lầm rằng các thành phần protein (đạm) là chất gây hại. Do đó, cơ thể tự động sản xuất ra các kháng thể miễn dịch (lgE) làm trung hòa các protein này. Kháng thể lgE sẽ thông báo cho cơ quan hệ thống miễn dịch giải phóng ra histamin và các chất trung gian gây dị ứng khác, dẫn tới một loạt các triệu chứng dị ứng ở trẻ.
Dị ứng đạm bò có tỷ lệ mắc phải khoảng 2 - 5% trẻ từ 1 - 5 tuổi. Trong đó, chỉ có 0,5% trẻ bú mẹ hoàn toàn gặp phải tình trạng này. Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị dị ứng đạm bò ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bao gồm:
-
Trẻ sinh ra trong gia đình có tiền sử bị dị ứng đạm bò.
-
Trẻ sơ sinh bị chàm sữa hoặc hen suyễn.
II. Các dấu hiệu trẻ bị dị ứng đạm bò
Các triệu chứng khi bị dị ứng với đạm bò khá đa dạng, vì vậy mẹ cần lưu lại những triệu chứng dưới đây để phát hiện kịp thời mẹ nhé!
-
Cơ quan hô hấp của trẻ có thể gặp các vấn đề như sổ mũi, khò khè, ho kéo dài, hắt hơi, nghẹt mũi hoặc khó thở.
-
Khi dị ứng đạm bò phát tác, con có thể cảm thấy đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,...
-
Ngoài ra, miệng là bộ phận tiếp nhận trực tiếp nguồn thức ăn cũng sẽ gặp một vài vấn đề như sưng môi, sưng lưỡi, ngứa trong miệng, nuốt vướng, họng sưng vù. Điều này có thể khiến bé chán ăn và bỏ bữa.
-
Các triệu chứng ngoài da ba mẹ dễ dàng nhận biết như nổi mề đay, phát ban, viêm da, chàm da, da đỏ hoặc sưng tấy.
-
Bên cạnh đó, các triệu chứng có thể trở nặng gây sốc phản vệ, mất ý thức hay khó thở. Lúc này, ba mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu ngay lập tức.
III. Trẻ bị dị ứng đạm bò mẹ kiêng ăn gì? Top 10 loại thực phẩm nên tránh
Đối với trẻ đang trong giai đoạn bú mẹ hoàn toàn có thể bị dị ứng đạm bò có trong sữa mẹ. Do đó, mẹ cần tránh thu nạp các loại thực phẩm được chế biến từ sữa hoặc thịt bò để giữ cho trẻ không bị dị ứng. Sau khi bé cai sữa, các mẹ có thể sử dụng các thực phẩm này như bình thường. Dưới đây là 10 loại thực phẩm được chế biến từ sữa hoặc thịt bò mẹ nên tránh.
3.1. Sữa đặc
Sữa đặc là một loại thực phẩm được chế biến từ sữa bò. Chính vì vậy, nếu mẹ hấp thụ sữa đặc rất có thể các thành phần trong đó sẽ chuyển hóa sang sữa mẹ và gây dị ứng cho trẻ.
3.2. Sữa tươi
Tương tự như sữa đặc, hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu sữa bò nổi tiếng. Để tránh tình trạng trẻ bị dị ứng đạm bò, mẹ cần hạn chế tối đa uống sữa tươi.
3.3. Phô mai
Đa số nguyên liệu được sử dụng để chế biến phô mai là sữa bò. Do đó, trong phô mai có chứa nhiều thành phần protein có thể gây dị ứng cho trẻ.
3.4. Sữa chua
Nguyên liệu chính để làm sữa chua chính là sữa tươi và sữa đặc. Mà sữa tươi và sữa đặc là 2 thực phẩm mẹ nên tránh đã được nêu bên trên.
3.5. Bánh bông lan
Thành phần chính để tạo nên một chiếc bánh bông lan thơm ngon chính là sữa tươi. Trong khi đó, đây được coi là “thủ phạm” khiến trẻ bị dị ứng. Vì vậy, trong thời kỳ cho con bú mẹ nên “tránh xa” món bánh này mẹ nhé!
3.6. Sữa dê
Sữa dê là một loại sữa động vật, chính vì thế, các thành phần protein gây dị ứng trong sữa bò cũng sẽ tồn tại trong nguồn sữa này. Để an toàn tuyệt đối cho trẻ, mẹ nên hạn chế tối đa việc sử dụng sữa động vật nói chung và sữa dê nói riêng trong chế độ ăn hằng ngày.
3.7. Cà phê sữa
Đối với những người thích cà phê, đây là thức uống yêu thích vào mỗi đầu ngày. Vị đắng của cà phê hòa quyện với vị ngọt béo của sữa thật con người ta khó lòng quên được. Thế nhưng mẹ có biết, sữa đặc là nguyên liệu chính để tạo nên đồ uống này. Cho dù định lượng của nó không nhiều nhưng vẫn có khả năng gây dị ứng ở trẻ. Bên cạnh đó, cà phê cũng là món đồ uống chứa chất kích thích không tốt cho hệ thần kinh của trẻ. Vậy cho nên, mẹ nên kiêng hẳn việc việc uống cà phê sữa là tốt nhất.
3.8. Trà sữa
Ngoài cà phê, trà sữa cũng là đồ uống được nhiều chị em phụ nữ yêu thích. Tuy nhiên, trong giai đoạn cho con bú, trà sữa được đưa vào danh sách nên tránh sử dụng. Không chỉ bởi trong đây chứa sữa bò có khả năng gây dị ứng ở trẻ nhỏ, mà còn chứa chất kích thích ảnh hưởng không tốt đến sự phát hệ thần kinh của trẻ.
3.9. Thịt bò
Thịt bò là một loạt thực phẩm cung cấp nguồn protein dồi dào, cụ thể trong 100g thịt bò nấu chín có chứa đến 26 - 27% lượng đạm. Vì thế, chúng ta thường thấy thịt bò có trong khẩu phần ăn của những người tập luyện thể thao thường xuyên. Thế nhưng, đối với hệ thống miễn dịch đang trong quá trình hoàn thiện ở trẻ nhỏ, việc cung cấp lượng đạm quá nhiều dễ khiến cơ thể có phản ứng chống lại protein gây tình trạng dị ứng.
3.10. Xúc xích bò
Như các mẹ cũng biết, nguyên liệu chính để tạo nên xúc xích bò chính là thịt bò. Trong đó, thông tin bên trên đã nêu rõ với hàm lượng protein cao có khả năng gây dị ứng ở trẻ nhỏ. Do đó, mẹ nên hạn chế việc thu nạp các chế phẩm từ thịt bò, trong đó có xúc xích.
IV. Trẻ bị dị ứng đạm bò nên bổ sung gì?
Việc trẻ bị dị ứng đạm bò khiến trẻ không thể sử dụng những chế phẩm từ bò và sữa bò. Trong khi đó, thịt bò hay sữa bò không chỉ chứa protein mà còn sở hữu nhiều dưỡng chất khác có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy các mẹ cần bù đắp lại sự thiếu hụt này cho trẻ.
4.1. Vitamin D và Canxi
Ngay từ giai đoạn sơ sinh, trẻ phải được bổ sung đầy đủ Canxi và vitamin D. Mục đích là để kích thích mật độ xương phát triển, qua đó giảm nguy cơ loãng xương và giúp trẻ cao lớn khi trưởng thành. Thông thường vitamin D và Canxi được tìm thấy nhiều trong sữa bò, thế nhưng trẻ bị dị ứng đạm bò phải chuyển sang sử dụng các loại thực phẩm như: các loại hạt, đậu, thịt gà, cá hồi, cá thu, cá ngừ và rau xanh.
4.2. DHA
Trẻ bị dị ứng đạm bò khiến bé bị thiếu hụt đi nguồn cung cấp protein cho cơ thể. Trong khi đó, protein đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển trí não của trẻ. Các tết bào thần kinh cần protein để kết nối với nhau cũng như kiểm soát nhiều chức năng của cơ thể. Do vậy, để không ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện não bộ ở trẻ, mẹ cần bổ sung đầy đủ DHA cho bé.
Mẹ có thể tham khảo Nature’s Way Kids Smart Drops DHA, đây là một sản phẩm bổ sung DHA tinh khiết dạng nhỏ giọt được chiết xuất từ nguồn cá Anchovy sạch từ vùng biển Bắc Âu với thành phần DHA:EPA theo tỷ lệ vàng 4:1 giúp hỗ trợ phát triển não bộ của trẻ một cách trọn vẹn nhất.
Trên đây là top 10 thực phẩm nên tránh cho những mẹ chưa biết trẻ bị dị ứng đạm bò mẹ kiêng ăn gì. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các mẹ chăm con “nhàn” hơn, từ đó giúp bé khỏe mẹ vui.