Nội dung

I. Trẻ bị viêm mũi dị ứng kéo dài là bệnh gì?

II. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm mũi kéo dài

III. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi dị ứng kéo dài

IV. Trẻ bị viêm mũi dị ứng kéo dài có nguy hiểm không?

V. Cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng kéo dài ở trẻ

   5.1 Điều trị viêm mũi dị ứng kéo dài bằng thuốc

   5.2 Chăm sóc trẻ đúng cách tại nhà

VI. Biện pháp phòng ngừa trẻ bị viêm mũi dị ứng kéo dài

 

I. Trẻ bị viêm mũi dị ứng kéo dài là bệnh gì?

Viêm mũi dị ứng kéo dài là một trong các bệnh lý về đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ (đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn toàn). Các triệu chứng của bệnh mũi dị ứng kéo dài tương tự như viêm mũi, chỉ khác nhau về thời gian diễn biến, bệnh có thể kéo dài hàng tuần, vài tuần nên các bậc phụ huynh thường lo lắng, bất an. Ngoài ra, chúng còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Trẻ bị viêm mũi kéo dài là bệnh gì

II. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm mũi kéo dài

Trẻ bị viêm mũi kéo dài sẽ có các biểu hiện sau, ba mẹ nên chú ý đến trẻ để chủ động phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe cho con.

  • Bé hay hắt hơi, ngứa mũi, chảy nhiều nước mũi (nước mũi có thể là trắng, loãng nhầy hoặc có màu vàng/xanh) và thường dùng tay để dụi mũi liên tục.

  • Bé có cảm giác nghẹt mũi, khó thở nên phát ra những tiếng thở bất thường khi ngủ.

  • Trẻ đau rát vùng họng, quấy khóc kèm theo ho khan hoặc ho có đờm.

  • Trẻ có thể bị chảy máu cam (máu bất thường) từ mũi.

  • Nhiễm khuẩn, sốt cao: Nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, trẻ có thể sốt cao lên tới 39 – 40 độ C trong nhiều ngày nếu không được xử lý kịp thời.

  • Bên cạnh đó, trẻ còn có biểu hiện khác như: chảy nước mắt, đau đầu, ù tai,…sau đó kéo theo tình trạng chán ăn, mệt mỏi, có thể kèm theo nôn trớ, tiêu chảy, táo bón. Nặng hơn là có biểu hiện khó thở, thở nhanh, tím tái, cơ thể thiếu oxy và cần được cấp cứu kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm mũi dị ứng kéo dài

III. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi dị ứng kéo dài

Trẻ bị viêm mũi dị ứng kéo dài có thể là do các nguyên nhân sau:

  • Do thay đổi môi trường, khí hậu: Thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là từ nóng sang lạnh hoặc trẻ tiếp xúc thường xuyên với khói đốt, khói thuốc, khói bụi công nghiệp sẽ kích thích phản ứng tạo ra chất nhầy trong mũi, gây viêm mũi. Do đó, trong những ngày thời tiết thay đổi, ba mẹ hãy giữ ấm cho con.

  • Do các bệnh lý về đường hô hấp: Viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản – phổi gây kích ứng niêm mạc mũi, khiến trẻ chảy nước mũi màu vàng hoặc xanh lá cây, quan sát bên trong thấy niêm mạc nề đỏ. Nước mũi có mùi hôi kèm theo biểu hiện trẻ sốt cao, quấy khóc, biếng ăn.

  • Do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoàn toàn. Và khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, trẻ có biểu hiện như: sổ mũi, nghẹt mũi, ho, hắt xì, sốt nhẹ,…

  • Do các tác nhân gây dị ứng như: bụi, phấn hoa, lông động vật,…: Chúng gây tổn thương niêm mạc mũi, tác nhân chủ yếu gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em. Trẻ bị viêm mũi dị ứng do các tác nhân gây dị ứng còn có thể bị nổi mẩn đỏ khắp người, sổ mũi, hắt xì, nghẹt mũi,…

  • Do yếu tố di truyền: Trong gia đình, nếu bố mẹ bị mắc bệnh viêm mũi dị ứng thì trẻ có nguy cơ bị viêm mũi dị ứng kéo dài cao hơn so với những trẻ có bố mẹ không mắc bệnh.

  • Do có dị vật chèn trong mũi: Việc có dị vật chèn trong mũi sẽ kích thích mũi tiết dịch (dịch có mùi hôi, đôi lúc còn kèm theo cả máu và khiến trẻ đau đớn, khó chịu), phù nề đỏ. Ba mẹ nên để ý đến hoàn cảnh trẻ chảy nước mũi để định hướng nguyên nhân dị vật mũi ở trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi dị ứng kéo dài

IV. Trẻ bị viêm mũi dị ứng kéo dài có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng kéo dài là bệnh lý thường gặp ở trẻ, dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm cho trẻ cảm thấy khó chịu. Hơn nữa, nếu không được điều trị dứt điểm, kịp thời, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng sau:

  • Viêm mũi mãn tính: Viêm mũi dị ứng cấp tính lâu ngày có thể chuyển thành viêm mũi mãn tính rất khó điều trị, khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

  • Gây viêm xoang: Dịch nhầy trong hốc mũi chảy xuống họng tạo cơ hội cho virus xâm nhập vào họng và các xoang mũi, gây nên bệnh viêm xoang mũi.

  • Gây nên các bệnh về họng: Vi khuẩn gây viêm mũi dị ứng kéo dài có thể xâm nhập vào họng gây ra các bệnh lý về họng như: viêm họng, viêm amidan, viêm hầu họng,…khiến trẻ bị chán ăn, bệnh nặng lên làm ảnh hưởng đến toàn trạng của trẻ.

  • Gây các bệnh lý về tai: Trẻ bị viêm mũi dị ứng kéo dài nếu không được điều trị hợp lý sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào tai gây viêm tai, ảnh hưởng đến thính lực của trẻ.

  • Tăng nguy cơ bị hen suyễn: Trường hợp viêm mũi nặng lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ. Hen suyễn là bệnh mãn tính, rất khó để điều trị dứt điểm. Ngoài ra, nếu không xử lý kịp thời cơn hen suyễn cấp tính, bệnh còn có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.

  • Gây tổn thương cho thị giác: Viêm mũi dị ứng nặng có thể ảnh hưởng tới mắt, gây ra các triệu chứng như: chảy nước mắt, đỏ mắt,…nghiêm trọng hơn là có thể gây tổn thương kết mạc.

Trẻ bị viêm mũi dị ứng kéo dài có nguy hiểm không

V. Cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng kéo dài ở trẻ

5.1 Điều trị viêm mũi dị ứng kéo dài bằng thuốc

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, độ tuổi của trẻ để bác sĩ chỉ định các loại thuốc phù hợp như:

  • Thuốc kháng histamin: Đây là loại thuốc có tác dụng giảm, ức chế histamin, từ đó làm thuyên giảm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi,…

  • Thuốc chống viêm: Nhóm thuốc này thường ở dạng xịt, có tác dụng làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng nhanh chóng. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được chỉ định dùng trong vài ngày.

  • Thuốc nhỏ mũi, xịt mũi: Có thể giảm nhẹ tình trạng mô trong mũi phù nề, ngạt mũi cho trẻ.

  • Thuốc hạ sốt: Cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt trong trường hợp trẻ sốt cao (trên 38.5 độ C). Đồng thời, cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.

Cách điều trị viêm mũi dị ứng kéo dài cho trẻ

5.2 Chăm sóc trẻ đúng cách tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, ba mẹ cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh hơn.

  • Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý: Bố mẹ cần rửa mũi cho trẻ từ 3 – 4 lần/ngày bằng nước muối sinh lý cho đến khi trẻ không còn triệu chứng chảy nước mũi nữa. Để tránh tình trạng bị đau rát mũi, ba mẹ nên dùng khăn bông mềm để lau dịch mũi cho trẻ. Trong trường hợp, dịch mũi quá đặc thì nên dùng dụng cụ hút mũi để giúp đường hô hấp của trẻ thông thoáng hơn.

  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ: Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ hỗ trợ làm tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa viêm mũi dị ứng tái phát. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên tích cực bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, kẽm, omega cho trẻ.

  • Cho trẻ uống đủ nước: Uống nhiều nước khiến chất nhầy trong mũi lỏng đi, giúp giảm nhẹ các triệu chứng viêm mũi. Vì thế, ba mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước ấm và nước trái cây trong ngày.

  • Cách ly trẻ khỏi các tác nhân gây dị ứng: Nếu trẻ bị viêm mũi dị ứng là do các tác nhân gây dị ứng như: khói bụi, phấn hoa, lông động vật,…gây ra thì ba mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân này.

Cách điều trị viêm mũi dị ứng kéo dài cho trẻ

VI. Biện pháp phòng ngừa trẻ bị viêm mũi dị ứng kéo dài

Ba mẹ có thể phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng kéo dài cho trẻ bằng các biện pháp sau:

  • Vệ sinh tai, mũi, họng hằng ngày cho trẻ bằng nước ấm để làm sạch gỉ mũi, chất nhầy giúp phòng tránh các bệnh lý về đường hô hấp.

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Đặc biệt bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh hơn.

  • Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là trong thời điểm giao mùa, để trẻ không bị nhiễm lạnh.

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc các loại thức ăn gây dị ứng.

  • Không bật điều hòa, máy tạo độ ẩm thời gian dài trong phòng của trẻ.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm mũi dị ứng kéo dài ở trẻ. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ba mẹ hiểu hơn về căn bệnh này, từ đó có biện pháp chăm sóc và xử lý kịp thời khi trẻ bị viêm mũi dị ứng kéo dài.