Nội dung I. Vì sao cần bổ sung kẽm cho trẻ? II. Cách uống kẽm Zinc cho bé mang đến hiệu quả cao |
I. Vì sao cần bổ sung kẽm cho trẻ?
Kẽm là nguyên tố vi lượng dù chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ thể nhưng lại đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng. Có thể nói, kẽm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hỗ trợ sản xuất và phân chia tế bào. Trong quá trình chuyển hóa sinh học, kẽm tham gia trực tiếp vào sự phân giải và tổng hợp protein, acid nucleic và nhiều chất khác cho cơ thể.
Dù là người lớn hay trẻ em, kẽm tập trung nhiều ở xương và cơ. Đặc biệt, đối với trẻ, thiếu kẽm sẽ dẫn đến các tác hại như: tăng trưởng chậm, suy dinh dưỡng, sức khỏe kém, chậm phát triển về chiều cao. Không chỉ vậy, kẽm còn có tác dụng giúp bé ăn ngon miệng và tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên ở trẻ.
Xem thêm: 10 tác dụng của kẽm đối với trẻ em có thể mẹ chưa biết?
II. Cách uống kẽm Zinc cho bé mang đến hiệu quả cao
1. Cách dùng kẽm Zinc cho bé
Tùy vào từng loại sản phẩm bổ sung kẽm cho bé có dạng bào chế khác nhau mà chúng ta sẽ cho bé sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Các dạng bào chế kẽm phổ biến ở dạng siro, viên nang mềm, viên nang cứng. Đối với sản phẩm kẽm Nature's Way, mẹ có thể cho con sử dụng trực tiếp hoặc trộn cùng với thức ăn cho bé.
Ngoài ra, trong quá trình bổ sung kẽm cho bé, mẹ có thể cho con sử dụng kèm với các loại thực phẩm giàu vitamin A, B6 và C. Các chất này có tác dụng giúp cơ thể bé tăng cường khả năng hấp thụ hơn.
2. Thời gian uống kẽm ZinC cho bé
Như lời khuyên từ nhiều chuyên gia dinh dưỡng, kẽm sẽ được hấp thụ tốt nhất vào bữa sáng sau khi ăn khoảng 30 phút. Đây là thời điểm cơ thể có nhiều năng lượng. Hơn thế, sau bữa sáng, uống kẽm sẽ không gây tác động xấu đến dạ dày.
III. Liều lượng dùng kẽm Zinc cho bé
Tùy vào từng sản phẩm kẽm với liều lượng khác nhau, nhà sản xuất sẽ đưa ra khuyến cáo sử dụng sản phẩm theo từng liều khác nhau. Dưới đây là liều lượng sử dụng kẽm cho trẻ được các chuyên gia y tế khuyến cáo sử dụng:
- Trẻ sơ sinh từ 7 – 12 tháng tuổi: Cần nhận được 3 mg / ngày.
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Cần nhận được 3 mg / ngày.
- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: Cần nhận được 5 mg / ngày.
- Trẻ từ 9 – 13 tuổi: Cần nhận được 8 mg / ngày.
- Trẻ từ 14 – 18 tuổi: Cần nhận được 11kg / ngày đối với nam giới và 8mg / ngày đối với nữ giới.
Ở mỗi giai đoạn khác nhau, cơ thể bé sẽ có nhu cầu về kẽm khác nhau. Vì vậy, biết được nhu cầu kẽm của bé sẽ giúp phụ huynh có kế hoạch bổ sung kẽm hợp lý. Và giúp bé tránh được tình trạng thiếu hoặc thừa kẽm cho trẻ.
Xem thêm: Nên bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu?
IV. Gợi ý một số thực phẩm giàu kẽm cho bé
Bên cạnh thực phẩm chức năng bổ sung kẽm cho bé, các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày là nguồn bổ sung kẽm cho trẻ tốt nhất. Bởi ngoài kẽm, thực phẩm còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng đa dạng tốt cho sự khôn lớn của trẻ.
1. Thịt bò
Có thể bạn không biết, thịt bò là thực phẩm rất giàu kẽm. Cứ 93g thịt bò sẽ chứa 7mg kẽm (tương đương với khoảng hơn 100% nhu cầu kẽm của trẻ trên 7 tháng tuổi). Ngoài ra, thịt bò còn giàu sắt và rất nhiều loại dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe của trẻ.
2. Thịt gà
Cứ trong 100g thịt gà sẽ chứa đến 2,4mg kẽm. Ngoài ra, thịt gà còn chứa một lượng đạm và vitamin B6 lớn. Vì vậy, ăn thịt gà rất tốt cho việc bổ sung kẽm cho cơ thể của trẻ.
3. Trứng gà
Lòng đỏ trứng gà là một trong những thực phẩm chứa nhiều kẽm. Trung bình cứ 100mg lòng đỏ trứng sẽ cho khoảng 2.5mg kẽm và các dưỡng chất như vitamin A, C, D,… Bên cạnh đó, trứng gà là nguồn nguyên liệu dễ chế biến và rất dễ mua.
4. Yến mạch
Trung bình 156g yến mạch sẽ cho khoảng 6,2mg kẽm, chiếm 41% nhu cầu thực tế mỗi ngày. Ngoài ra chúng còn chứa một lượng lớn chất xơ, canxi, sắt, magie, photpho, các loại vitamin,… Tuy nhiên, mẹ không nên sử dụng yến mạch cho bé quá thường xuyên. Bởi hệ tiêu hóa của bé còn yếu, nếu ăn thường xuyên có thể gây đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng,…
Ngoài ra, một số thực phẩm giàu kẽm khác mẹ có thể tham khảo cho bé như: tôm, cua, các loại cây họ đậu, nấm, bơ,...
Lời kết: Bài viết trên là những chia sẻ của chúng tôi về cách sử dụng kẽm Zinc cho bé hiệu quả. Ngoài việc bổ sung kẽm qua thực phẩm chức năng, mẹ hãy nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong chế độ ăn hằng ngày của bé. Hy vọng với những thông tin được chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để chăm sóc bé được tốt hơn. Chúc các mẹ thành công.
Xem thêm: Khi nào cần bổ sung kẽm cho bé?