Nội dung

I. Bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu là tốt?

II. Vai trò của kẽm đối với sức khỏe của bé

III. Hướng dẫn bổ sung kẽm đúng cách cho bé

IV. Tác hại khi bé bị thiếu hoặc thừa kẽm

I. Bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu là tốt?

Bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu là tốt? Là câu hỏi được rất nhiều ông bố bà mẹ quan tâm. Kẽm rất cần thiết cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản khi bổ sung kẽm cho bé là không nên bổ sung kẽm liên tục trong thời gian quá dài hoặc quá ngắn. Theo khuyến nghị của tổ chức y tế thế giới, thời gian bổ sung kẽm cho bé tối thiểu là 2 tháng và tối đa là 6 tháng. Trong đó, khoảng cách giữa các lần bổ sung nên cách nhau ít nhất là 3 tháng.

bổ sung kẽm cho be trong bao lâu

Ngoài ra, rất nhiều ba mẹ thắc mắc 1 năm nên bổ sung kẽm cho bé mấy đợt? Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu sức khỏe của mỗi bé, một năm có thể bổ sung kẽm cho trẻ từ 1-3 đợt. Tốt nhất, để tránh bổ sung thiếu hoặc dư thừa kẽm ba mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để tăng hiệu quả của việc bổ sung kẽm cho cơ thể trẻ.

II. Vai trò của kẽm đối với sức khỏe của bé

Kẽm là một trong những nguồn khoáng chất không thể thiếu đối với cơ thể. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh hóa. Một số vai trò rất quan trọng của kẽm có thể kể đến như:

  • Kẽm giúp cân bằng hàm lượng đường trong máu. 
  • Kẽm kìm hãm tốc độ chuyển hóa của cơ thể giúp cơ thể tránh khỏi ảnh hưởng tác động lên việc phân chia và tổng hợp phân tử ADN.
  • Tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Góp phần giúp cơ thể chữa lành vết thương, tăng trưởng tế bào và tăng cường sức khỏe của xương khớp.
  • Là một loại vi chất thực hiện chức năng ngửi, nếm và tạo cảm giác ngon miệng.
  • Kẽm bảo vệ cơ thể trước kim loại độc cadmium.

​Xem thêm: Tác dụng của kẽm đối với trẻ nhỏ có thể mẹ chưa biết

III. Hướng dẫn bổ sung kẽm đúng cách cho bé

bổ sung kẽm cho be trong bao lâu

Có rất nhiều phương pháp để bổ sung kẽm cho bé. Trong đó, có hai phương pháp chính là bổ sung kẽm cho bé qua thực phẩm hoặc sản phẩm bổ sung kẽm của Nature's Way. Thời điểm tốt nhất để bổ sung kẽm cho trẻ là vào buổi sáng sau khi ăn khoảng 2 giờ. Lúc này, cơ thể bé hấp thụ tối ưu lượng kẽm nạp vào.

Bên cạnh đó, mẹ có thể cho bé uống kẽm ZinC cùng nước cam hoặc bổ sung các thực phẩm chứa vitamin C, B6 để hỗ trợ cơ thể hấp thụ tốt hơn. Ngoài ra, không nên bổ sung kẽm cùng một lúc với các thực phẩm giàu canxi, sắt, đồng vì làm giảm hiệu quả hấp thụ kẽm ở cơ thể trẻ.

IV. Tác hại khi bé bị thiếu hoặc thừa kẽm

bổ sung kẽm cho be trong bao lâu

1. Tác hại khi bé thiếu kẽm

Như đã chia sẻ, kẽm có vai trò rất quan trọng giúp bé có một sức khỏe tốt và phát triển toàn diện. Khi thiếu kẽm, trẻ sẽ gặp một số vấn đề về sức khỏe như:

  • Trẻ bị thiếu dinh dưỡng và thấp còi hơn so với những bé cùng tuổi.
  • Trẻ biếng ăn, đầy bụng và rất hay quấy khóc.
  • Trẻ phát triển chậm về nhận thức, thường xuyên mơ màng, rối loạn vị giác.
  • Trẻ gặp tình trạng tổn thương da, niêm mạc, chậm lành vết thương, gặp nhiều vấn đề về lở loét, rụng lông, tóc.

2. Tác hại khi bé bị dư thừa kẽm

Dù kẽm rất quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, nếu bé được bổ sung lượng kẽm lớn sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị ngộ độc kẽm. Khi bé bị dư thừa kẽm, cơ thể bé sẽ có những biểu hiện như:

  • Buồn nôn: đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể giúp đào thải lượng kẽm dư thừa ra ngoài. Tuy nhiên, nó cũng để lại những di chứng nghiêm trọng.
  • Đau bụng và tiêu chảy: Dư thừa kẽm khiến người bệnh gặp phải nhiều vấn đề về tiêu hóa.
  • Đắng miệng khi dư thừa kém khiến bé cảm thấy chán ăn, mất vị giác và rất hay quấy khóc.
  • Dư thừa kẽm khiến hệ thống miễn dịch bị rối loạn. Từ đó làm giảm chức năng của tế bào T gây ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch và khiến cơ thể bé dễ bị vi khuẩn, virus tấn công.
  • Có biểu hiện như cảm cúm như ho, sốt, nhức đầu.
  • Thiếu đồng: Kẽm và đồng thường kỵ nhau khi hấp thụ tại đường ruột. Khi kẽm dư thừa sẽ cản trở cơ thể hấp thụ đồng và gây mệt mỏi, chóng mặt.
  • Mắc các bệnh về tim mạch: lượng kẽm nhiều sẽ khiến cholesterol sụt giảm và tăng bệnh lý về tim mạch ở trẻ.

Lời kết: Trên đây là những giải đáp của chúng tôi xoay quanh câu hỏi bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu là tốt nhất? Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có kế hoạch bổ sung kẽm cho con em mình được hiệu quả. Sự phát triển khỏe mạnh của các bé chính là niềm vui lớn nhất của các bậc làm cha làm mẹ chúng ta.

Xem thêm: