Nội dung

I. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng

   1.1 Sữa mẹ có vấn đề do thức ăn

   1.2 Bé bú không đúng cách

   1.3 Trẻ không hấp thụ được lactose trong sữa

   1.4 Trẻ mẫn cảm với sữa bò công thức

   1.5 Trẻ bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus

II. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không?

III. Cách xử trí sôi bụng cho trẻ sơ sinh

   3.1 Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ

   3.2 Bổ sung men vi sinh cho trẻ

   3.3 Thay đổi tư thế cho con bú

   3.4 Massage bụng cho trẻ

   3.5 Thay đổi loại sữa công thức

   3.6 Pha sữa đúng chuẩn cho trẻ

   3.7 Thăm khám nếu trẻ bị sôi bụng kéo dài

 

I. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là do sự tắc nghẽn lượng khí ở các nếp gấp đường ruột hoặc ở vị trí nào khác trong cơ quan tiêu hóa. Hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân sau:

1.1 Sữa mẹ có vấn đề do thức ăn

Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính. Và trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa và sức khỏe của trẻ. Mẹ nạp vào cơ thể lượng thực phẩm thế nào thì con sẽ nhận nguồn sữa chứa chất dinh dưỡng từ thực phẩm ấy. Vì thế, nếu mẹ ăn thức ăn lạ hoặc ăn đồ ăn chứa nhiều đạm, dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, gỏi, tái,… sẽ khiến chất lượng sữa bị ảnh hưởng, làm bé bú dễ bị sôi bụng, đi ngoài.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng

1.2 Bé bú không đúng cách

Với trẻ sơ sinh bú bình hoàn toàn hoặc bú bình song song với bú mẹ, nếu núm vú không vừa miệng, mẹ cho bú không đúng cách, sữa chảy quá nhanh hoặc quá chậm làm bé nuốt nhiều không khí vào dạ dày cũng có thể làm trẻ bị sôi bụng.

Ngoài ra, với trẻ bú sữa công thức, nếu mẹ pha sữa không đúng tỉ lệ hoặc không vệ sinh, tiệt trùng kỹ dụng cụ pha sữa thì cũng khiến trẻ bị sôi bụng.

1.3 Trẻ không hấp thụ được lactose trong sữa

Lactose là đường hay có trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Vì một nguyên nhân nào đó mà trẻ phải bú sữa ngoài quá sớm, cơ thể không sản xuất đủ enzyme để tiêu hóa lactose. Từ đó, dẫn đến tình trạng sôi bụng ở trẻ do lactose không được tiêu hóa hết nên tích tụ lại ở ruột.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng

1.4 Trẻ mẫn cảm với sữa bò công thức

Đây cũng là một nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng. Tình trạng này không chỉ làm cho trẻ bị sôi bụng ọc ọc, xì hơi nặng mùi mà còn dẫn đến việc đi ngoài phân lỏng. Và nếu không được khắc phục sớm, bệnh sẽ chuyển thành tiêu chảy, gây mất nước rất nguy hiểm.

1.5 Trẻ bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus

Trẻ bị nhiễm khuẩn E.coli, shigella, salmonella hoặc virus khi mút tay, mút chân,…. Điều này tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và virus trên phát triển mạnh, lấn át các lợi khuẩn của trẻ, gây rối loạn đường ruột và dẫn đến sôi bụng, tiêu chảy.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng

II. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu trẻ bị sôi bụng do đói quá hoặc sau khi ăn no mà không kèm theo các triệu chứng như: đau bụng, biếng ăn, mệt mỏi,…thì đây là biểu hiện sinh lý hoàn toàn bình thường. Các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng. Trường hợp, trẻ bị sôi bụng thường xuyên, đi kèm với một số dấu hiệu bất thường như: sụt cân, tiêu chảy, quấy khóc liên tục,…thì có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý như: loạn khuẩn, rối loạn tiêu hóa, bệnh lý ở ruột và dạ dày. Lúc này, ba mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời. Tuyệt đối không được chủ quan vì sôi bụng do bệnh lý khiến bé biếng ăn, chậm phát triển, thiếu máu, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến tâm sinh lý sau này.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không

III. Cách xử trí sôi bụng cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng, ba mẹ nên tham khảo một số biện pháp sau để giúp trẻ cải thiện tình trạng này.

3.1 Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ

Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ nên chú ý xây dựng chế độ ăn phù hợp. Mẹ nên tránh xa các loại thực phẩm chiên rán, cay nóng, thức ăn nhanh khiến nguồn sữa mẹ bị ảnh hưởng. Song song với đó là nên ưu tiên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như: bột yến mạch, ngũ cốc, táo, bông cải xanh, quả mọng, bơ, đu đủ,…Vì những thực phẩm này dễ mang đến vị sữa thơm ngon, chất lượng, giúp trẻ bú không còn bị đầy hơi, sôi bụng nữa.

3.2 Bổ sung men vi sinh cho trẻ

Đây là biện pháp cứu cánh an toàn và có lợi cho trẻ khi gặp các vấn đề về tiêu hóa. Bởi khi bị sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ sẽ bị suy giảm, đồng thời vi khuẩn có hại lại ngày càng phát triển mạnh mẽ, gây rối loạn vi sinh đường ruột. Bổ sung men vi sinh sẽ cung cấp thêm nhiều lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Nature’s Way Kids Smart Drops Probiotic (Probiotic Drop) là một trong những loại men vi sinh cực kỳ tốt cho trẻ sơ sinh. Trong 1ml dung dịch có chứa 1 tỷ CFU (BB-12) lợi khuẩn Bifidobacterium giúp hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến đường ruột cho trẻ như: sôi bụng, táo bón, khó tiêu, đi ngoài phân sống,…Đồng thời, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp bé ăn ngon miệng hơn, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

Cách chữa trị sôi bụng cho trẻ sơ sinh

3.3 Thay đổi tư thế cho con bú

Để tránh tình trạng trẻ nuốt nhiều khí vào dạ dày và dẫn đến tình trạng sôi bụng, mẹ nên thay đổi tư thế cho con bú. Cụ thể: Hãy ôm con vào lòng sao cho bụng trẻ áp gần bụng mẹ nhất, mặt của trẻ quay vào vú mẹ, miệng trẻ đối diện với núm vú.

Đối với trẻ bú bình, mẹ nên lựa chọn núm vú có kích thước vừa với miệng trẻ. Nhờ vậy, trẻ sẽ được bú nhiều hơn, không bị nuốt phải nhiều khí, gây tình trạng sôi bụng.

Sau mỗi cữ bú, mẹ cũng nên vỗ ợ hơi cho trẻ bằng cách bế vác con lên, đầu bé tựa vào vai mẹ, vỗ nhẹ vào lưng bé để trẻ ợ nóng.

3.4 Massage bụng cho trẻ

Để đẩy lượng khí dư trong bụng trẻ ra ngoài, giúp giảm đau bụng, nôn trớ, mẹ nên massage bụng cho con. Sau khi bé bú được khoảng 30 phút, mẹ đặt bé nằm ngửa, dùng ngón trỏ, ngón giữa đặt cạnh rốn bé và ấn nhẹ, xoay nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ thành vòng nhỏ quanh rốn. Lưu ý: Ba mẹ nên thực hiện thao tác này thật nhẹ nhàng. Lúc đầu, thực hiện chậm rãi, sau đó tăng tốc độ dần đều, có thể mở rộng từ quanh bụng sang hai bên hông. Lặp lại thao tác này liên tục trong khoảng 10 phút, tình trạng sôi bụng của trẻ dần được cải thiện.

Cách xử trí sôi bụng cho trẻ sơ sinh

3.5 Thay đổi loại sữa công thức

Nếu trẻ sơ sinh bị sôi bụng do bất dung nạp lactose trong sữa công thức thì ba mẹ nên đổi loại sữa khác cho con. Hãy chọn sữa có tính mát, giàu chất xơ, ít hoặc không chứa đường lactose, chứa ít đạm và có thành phần protein giống sữa mẹ.

3.6 Pha sữa đúng chuẩn cho trẻ

Ba mẹ phải pha lượng sữa – nước đúng tỷ lệ chuẩn được hướng dẫn ghi trên bao bì. Đồng thời chú ý vệ sinh tay sạch sẽ bằng nước rửa tay, xà phòng trước khi pha sữa cho con, để hạn chế tình trạng vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể bé, khiến bé gặp các vấn đề về tiêu hóa.

3.7 Thăm khám nếu trẻ bị sôi bụng kéo dài

Trường hợp, ba mẹ đã làm đúng theo các hướng dẫn trên mà tình trạng sôi bụng của trẻ sơ sinh vẫn không cải thiện được nhiều thì ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi. Các bác sĩ sẽ kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và cách điều trị kịp thời, hiệu quả.

Với những thông tin trên, chắc hẳn, ba mẹ đã hiểu hơn về hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng, nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả. Nature’s Way chúc các bé luôn khỏe mạnh, bình an, không gặp phải các triệu chứng khó chịu như trên nhé!