Nội dung

I. Trẻ nói ngọng là gì?

II. Nguyên nhân trẻ nói ngọng

III. Trẻ nói ngọng có gây ảnh hưởng gì không?

IV. Cách dạy trẻ hết nói ngọng

1. Tạo điều kiện giao tiếp cho bé

2. Môi trường giao tiếp lành mạnh

3. Bật nhạc cho bé nghe

4. Đọc sách cùng con

5. Giới hạn thời gian dùng thiết bị điện tử của trẻ

I. Trẻ nói ngọng là gì?

Nói ngọng là tình trạng rối loạn phát âm thường gặp bắt gặp ở nhiều trẻ nhỏ, đặc biệt là các trẻ đang trong giai đoạn tập nói, chưa phát triển hoàn toàn về khả năng sử dụng ngôn ngữ. Tình trạng nói ngọng xảy ra phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi từ 2-4 tuổi.

Các bé nói ngọng thường có phát âm không rõ ràng, sai lệch, gây nên hiểu lầm cho những người xung quanh. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp trẻ nói ngọng đều sẽ được cải thiện khi bé lớn, cấu trúc  lưỡi, môi, hàm, và răng của trẻ được phát triển hoàn thiện.

Trẻ nói ngọng là gì?

II. Nguyên nhân trẻ nói ngọng

Tình trạng trẻ nói ngọng có thể xuất phát từ một loạt các nguyên nhân khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ nói ngọng như:

1. Trẻ bị tật bẩm sinh

Không phải tất cả trẻ em đều có may mắn khi sinh ra được phát triển bình thường. Có những em bé sẽ mắc phải những dị tật về môi, răng và hàm, chẳng hạn như sứt môi, hở hàm ếch, dính thắng lưỡi, khớp cắn ngược hoặc răng mọc lệch. Tất cả những khuyết điểm này có thể tạo ra nhiều trở ngại trong quá trình trẻ phát âm. Đồng thời, chúng cũng trở thành nguyên nhân gây nên tình trạng nói ngọng ở trẻ. 

2. Khả năng nghe của bé kém

Nếu trẻ có khả năng nghe kém thì việc bé khó tiếp cận thông tin và bắt chước tập nói sẽ vô cùng khó khăn. Từ đó, bé sẽ không thể phát âm được chính xác âm thanh mình nghe và dẫn đến tình trạng trẻ bị ngọng. Tình trạng này của bé cần được phát hiện sớm và có những can thiệp kịp thời.

Khả năng nghe của bé kém

3. Trẻ ngọng do thói quen và bắt chước sai

Từ nhỏ, trẻ có thói quen làm nũng người lớn, nói câu kéo dài khi tập nói. Qua thời gian, nó trở thành thói quen xấu khó bỏ của trẻ và dẫn đến tình trạng trẻ bị ngọng Đồng thời, việc trẻ tiếp xúc nhiều và học nói ngọng từ những người xung quanh hình thành cho bé một thói quen xấu rất khó bỏ.

4. Bé ngậm ti giả quá lâu

Trẻ nhỏ thường thích ngậm núm vú giả và nhiều trẻ duy trì thói quen này từ khi nhỏ đến khi lớn. Tuy nhiên, việc giữ thói quen ngậm ti giả có thể dẫn đến tình trạng lưỡi luôn ở tình trạng thò ra ngoài, làm cho lưỡi bị bẹt và có thể ảnh hưởng đến cách trẻ nói chuyện. Thói quen này có thể khiến âm thanh phát ra bởi trẻ trở nên không chuẩn và dẫn đến tình trạng trẻ bị ngọng.

Bé ngậm ti giả quá lâu

5. Trẻ mắc các bệnh đường hô hấp

Các bệnh lý về hô hấp cũng được đánh giá là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nói ngọng ở trẻ. Việc trẻ nghẹt mũi, hen suyễn khiến trẻ buộc phải thở bằng miệng. Tình trạng này nếu diễn ra lâu sẽ khiến trẻ có thói quen thở bằng miệng và ảnh hưởng đến khả năng phát âm, gây ngọng ở bé. Không chỉ vậy, khi nói trẻ rất khó khép miệng nên việc phát âm khó khăn, các âm tiết sẽ kéo dài hơn so với bình thường.

6. Trẻ bị rối loạn hành vi

Thói quen thường xuyên xem điện thoại, tivi, máy tính, iPad của trẻ nhỏ thời nay cũng có thể trở thành yếu tố gây gia tăng tình trạng nói ngọng ở trẻ. Thay vì trẻ được học và tiếp thu ngôn ngữ tự nhiên, việc trẻ xem video không phù hợp sẽ bé tiếp thu ngôn ngữ tốc độ nhanh, liên tục. Từ đó khiến tình trạng nói ngọng ở trẻ trở lên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, nhiều bé bị ảnh hưởng bởi các thiết bị điện tử sẽ có hành vi tiêu cực như la hét, cáu gắt, tăng động.

Trẻ bị rối loạn hành vi

7. Bộ phận phát âm của bé chưa hoàn thiện

Những đứa trẻ dưới 4 tuổi thường chưa hoàn thiện phát triển của lưỡi, răng, môi và hàm. Do đó, trẻ phát âm và nói chuyện sẽ phát ra những âm thanh không được rõ ràng, gây nên tình trạng nói ngọng. Tình trạng này không đáng lo ngại và sẽ được cải thiện theo thời gian khi trẻ lớn hơn mà không cần sự can thiệp quá nhiều.

III. Trẻ nói ngọng có gây ảnh hưởng gì không?

Trẻ nói ngọng không phải tình trạng quá đáng lo ngại. Tuy nhiên khi trên 5 tuổi, tình trạng nói ngọng của con không được cải thiện sẽ ảnh hưởng khá lớn đến quá trình học tập và phát triển của bé giai đoạn sau.

Tác động đầu tiên chúng ta có thể nhận thấy ở trẻ nói ngọng đó là trẻ bị hạn chế khả năng giao tiếp đáng kể. Đa số trẻ nói ngọng hoặc nói không chuẩn thường gặp nhiều khó khăn khi muốn truyền đạt ý của mình đến với mọi người. Từ đó tạo nên rào cản trong quá trình tương tác của bé với những người xung quanh.

Bên cạnh đó, trẻ nói ngọng có thể dẫn đến nguy cơ khiến trẻ trở thành trò cười cho chúng bạn. Khi đó, trẻ sẽ cảm thấy mất tự tin, tổn thương và sợ hãi khi phải ở trong một cuộc trò chuyện. Ngoài ra, đối với những trẻ đã đến tuổi đi học nhưng vẫn nói ngọng, tình trạng này có thể tạo ra nhiều khó khăn trong quá trình học tập, dẫn đến kết quả học sa sút và kém hơn các bạn. 

Trẻ nói ngọng

IV. Cách dạy trẻ hết nói ngọng

Như đã đề cập, tình trạng nói ngọng ở trẻ dưới 4 tuổi có thể tự cải thiện mà không cần can thiệp. Tuy nhiên, trẻ 5 tuổi mà tình trạng nói ognj không cải thiện thì ba mẹ cần đưa trẻ đi khám để có phương pháp can thiệp kịp thời. Thường, phương pháp điều trị cho trẻ nói ngọng cần dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh. Vì vậy, việc kiểm tra, đánh giá và làm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ nói ngọng là rất quan trọng.

Trong trường hợp trẻ nói ngọng do các vấn đề về về thính giác, lưỡi, miệng, môi, hoặc hàm, cần phải tập trung vào việc khắc phục sớm. Còn nếu trẻ nói ngọng do bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh hay thói quen không lành mạnh thì ba mẹ cần điều chỉnh để tình trạng ngọng của con sớm được cải thiện.

Trẻ nói ngọng

Đồng thời việc kết hợp điều trị giữa bác sĩ và gia đình là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số cách dạy trẻ hết nói ngọng tại nhà, phụ huynh có thể tham khảo:

1. Tạo điều kiện giao tiếp cho bé

Khuyến khích trẻ tham gia vào cuộc trò chuyện, thể hiện ý kiến, và chia sẻ suy nghĩ của con. Hãy luôn tạo những tình huống bắt buộc nói khi ở cạnh con. Nếu bé nói đúng hãy dành cho bé lời khen, động viên. Nếu trẻ nói sai, hãy sửa luôn cho trẻ bằng thái độ thật dịu dàng. Tuyệt đối không thái độ trêu chọc hay quát mắng con khi con nói không đúng hay nhại lại lời bé nói.

2. Môi trường giao tiếp lành mạnh

Việc trẻ bị nói ngọng cũng bị ảnh hưởng lớn bởi môi trường giao tiếp có những người nói ngọng hoặc nói lắp. Vì vậy, để cải thiện tình trạng nói ngọng của trẻ, ba mẹ cần hạn chế để con tiếp xúc với những đứa trẻ hoặc người có tật nói ngọng, nói lắp. Đồng thời, liên tục lặp lại các từ bé nói lắp để có thể chỉnh âm cho bé được từ từ.

Môi trường giao tiếp của bé nói ngọng

3. Bật nhạc cho bé nghe

Âm nhạc được đánh giá là phương tiện âm thanh dễ chạm đến trẻ em nhất. Ba mẹ nên lựa chọn những bài nhạc đơn giản, âm thanh rõ ràng để giúp bé vừa cảm thụ âm nhạc, vừa giúp bé mở rộng vốn từ của mình.

4. Đọc sách cùng con

Đọc sách là một trong những hoạt động được trẻ yêu thích không kém gì âm nhạc. Ba mẹ nên chọn những quyển truyện tranh đa sắc màu và có những nhân vật hoạt hình để tăng sự yêu thích của bé. Việc đọc sách với tông giọng truyền cảm sẽ giúp trẻ phát huy được trí tưởng tượng và tiếp thu ngôn ngữ thụ động được hiệu quả hơn.

Trẻ nói ngọng

5. Giới hạn thời gian dùng thiết bị điện tử của trẻ

Sử dụng thiết bị điện tử được xem là con dao hai mặt đối với trẻ. Dù mang đến rất nhiều chương trình, video tự học hay hấp dẫn nhưng trẻ có thể bị thu hút bởi các văn hóa phẩm không phù hợp với độ tuổi. Do đó, hạn chế cho trẻ sử dụng điện thoại, máy tính, vừa giúp trẻ bảo vệ mắt, vừa tạo điều kiện cho trẻ có thời gian giao tiếp với mọi người xung quanh.

Lời kết: Trên đây là chia sẻ của Nature's Way xoay quanh chủ đề trẻ nói ngọng. Hy vọng thông qua bài viết của chúng tôi sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức để nhận biết và can thiệp sớm tình trạng trên ở trẻ. Chúc ba mẹ thành công.

Đừng quên theo dõi trang tin sức khỏe của Nature's Way để cập nhật nhiều thông tin sức khỏe trẻ em hữu ích khác nhé.