Nội dung I. Trẻ bị dị ứng thức ăn bao lâu thì khỏi? |
I. Trẻ bị dị ứng thức ăn bao lâu thì khỏi?
Trước khi tìm hiểu, trẻ bị dị ứng thức ăn bao lâu thì khỏi, chúng ta cần phải hiểu dị ứng thức ăn là phản ứng quá mẫn của cơ thể đối với một hoặc một số loại thực phẩm. Bất kỳ loại thức ăn nào cũng có thể gây ra hiện tượng dị ứng tự nhiên nhưng phổ biến nhất vẫn là hải sản, thịt bò, đậu phộng, sữa,…
Các triệu chứng của bệnh này đa phần là gây tổn thương cho da như: nổi mề đay, ngứa ngáy, nóng rát, sưng viêm,…Trong một số trường hợp còn có thể kèm theo nôn mửa, tiêu chảy, nóng sốt.
Vậy trẻ bị dị ứng thức ăn bao lâu thì khỏi? Tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe, độ tuổi của từng trẻ cũng như loại thức ăn, số lượng tiêu thụ và phương pháp điều trị mà thời gian bị dị ứng thức ăn sẽ khác nhau. Thông thường, thời gian trẻ bị dị ứng thức ăn sẽ kéo dài từ 4 – 24 tiếng và khỏi hẳn sau 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, hiện tượng trẻ bị dị ứng do ăn hải sản thì bệnh có thể lâu khỏi hơn và dễ tái đi tái lại nhiều lần nếu không được điều trị tận gốc.
Nếu triệu chứng dị ứng thức ăn của bé chỉ là da kích ứng nhẹ, ngứa ngáy, mẩn đỏ thì sẽ rất nhanh khỏi và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Còn nếu bé có dấu hiệu sốt, chướng bụng, đầy hơi, sưng phù, thở khò khè, tiêu chảy,…thì ba mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị ngay, tránh tình trạng sốc phản vệ.
II. Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị dị ứng thức ăn?
Ngay khi trẻ có dấu hiệu dị ứng thức ăn, để giúp bé nhanh chóng thoát khỏi sự khó chịu hoặc nguy hiểm do dị ứng gây ra, ba mẹ nên thực hiện các biện pháp sau:
-
Chườm mát hoặc chườm ấm lên da bé để sơ cứu ban đầu, giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn, bớt ngứa ngáy.
-
Nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý cho bé uống kỳ loại thuốc nào để tránh nguy cơ dị ứng nghiêm trọng hơn hoặc thuốc tạo thành những tác động không có lợi cho sức khỏe của bé.
-
Tắm rửa, vệ sinh da sạch sẽ cho bé để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
-
Chú ý theo dõi bé để bé không cào gãi gây trầy xước, chảy dịch, viêm da.
-
Loại bỏ các thực phẩm gây dị ứng ra khỏi thực đơn hằng ngày của trẻ.
III. Cách phòng ngừa dị ứng thức ăn cho trẻ
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế ba mẹ nên phòng ngừa tình trạng dị ứng thức ăn cho trẻ bằng những nguyên tắc sau:
-
Loại bỏ các loại thực phẩm gây dị ứng ra khỏi chế độ ăn của trẻ, tuyệt đối không chế biến hay đựng thức ăn trong dụng cụ có chứa các loại thực phẩm gây dị ứng. Biện pháp phòng ngừa này không chỉ hạn chế tuyệt đối nguy cơ dị ứng do thức ăn cho trẻ mà còn làm giảm bớt và ngăn ngừa sự tái đi tái lại của dị ứng.
-
Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa và miễn dịch chưa hoàn thiện. Vì thế, ba mẹ cần chú trọng trong việc lựa chọn thực phẩm cho trẻ để đảm bảo được yếu tố nguồn gốc, vệ sinh và an toàn. Tuyệt đối không được cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.
-
Hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như: hải sản, các loại động vật thân mềm, tôm, cua,…
-
Trong giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm, trẻ sẽ dễ xuất hiện các triệu chứng dị ứng ngoài ý muốn. Vì thế, ba mẹ nên tìm hiểu kỹ về thành phần các loại thức ăn trước khi đưa vào chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ. Đồng thời, chú ý đến cách chế biến để giữ lại độ dinh dưỡng cao nhất cho thực phẩm.
-
Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ giúp trẻ giảm nguy cơ dị ứng mà còn giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Khi sức đề kháng tốt thì cơ thể sẽ chống chịu tốt hơn với sự tấn công của những loại thực phẩm bất dung nạp.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi: Trẻ bị dị ứng thức ăn bao lâu thì khỏi? Tùy vào cơ địa và cách chăm sóc của từng người mà thời gian sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nếu chẳng may bé nhà bạn bị mắc phải tình trạng này thì tốt nhất ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị nhanh chóng và dứt điểm, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.