Hiện nay, ngày càng có nhiều trẻ mới sinh nhưng thị lực đã suy yếu và được bác sĩ chẩn đoán mắt bị tật cận thị bẩm sinh. Vậy, tại sao trẻ có thể bị cận thị ngay cả khi mắt chưa tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử? Liệu cận thị bẩm sinh có chữa được không? Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu vấn đề này với Nature’s Way nhé!
Nội dung II. Triệu chứng của cận thị bẩm sinh |
I. Cận thị bẩm sinh là gì?
Cận thị bẩm sinh là tình trạng mắt trẻ bị tật cận thị từ khi mới sinh ra. Tật cận thị được lý giải là khi nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc giác mạc có độ cong quá lớn, dẫn đến ánh sáng hội tụ trước võng mạc. Kết quả, nó khiến người cận thị chỉ có thể nhìn vật ở khoảng cách gần và khó nhìn xa.
Cận thị bẩm sinh là tật khúc xạ bắt nguồn bởi yếu tố di truyền. Cụ thể, bố hoặc mẹ bị cận thị sẽ có khả năng sinh con ra bị cận bẩm sinh. Vì đây là yếu tố di truyền nên cận thị là bệnh không thể phòng tránh từ trước. Vậy, cận thị bẩm sinh có chữa được không? Nó có những triệu chứng gì và cách chăm sóc cho đôi mắt cận thị bẩm sinh như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây.
II. Triệu chứng của cận thị bẩm sinh
Như thông tin bên trên, cận thị bẩm sinh xuất hiện từ khi bé mới sinh ra. Vì vậy, bố mẹ vốn không thể phát hiện ra tình trạng này ngay từ khi mới sinh trẻ, mà phải có chẩn đoán từ bác sĩ. Trong trường hợp trẻ mới sinh không được kiểm tra sức khỏe đặc biệt, không được bác sĩ chẩn đoán về tật khúc xạ thì ba mẹ vẫn có thể đặt nghi vấn với các biểu hiện bất thường. Tuy nhiên, phải chờ đợi đến thời điểm trẻ bộc lộ rõ các biểu hiện của tật cận thị bẩm sinh.
Thường thì, phải đến khoảng từ 5 - 8 tuổi trẻ mới bắt đầu bộc lộ những dấu hiệu cận thị rõ nét. Bên cạnh đó, tình trạng cận thị bẩm sinh ở trẻ tiến triển nhanh nhất vào khoảng độ tuổi từ 13 - 18. Sau đó, giai đoạn từ 20 - 40 tuổi sẽ phát triển chậm hoặc ngừng lại.
Tuy rằng việc phát hiện tật cận thị bẩm sinh không dễ dàng, nhưng trong trường hợp nghi ngờ các bố mẹ vẫn có thể lưu ý một vài biểu hiện dưới đây để kịp thời phát hiện để đưa con đi thăm khám và điều trị.
-
Trẻ thường xuyên dụi mắt.
-
Biểu hiện nheo mắt khi muốn nhìn những vật ở khoảng cách xa.
-
Nhạy cảm với ánh sáng
-
Phân biệt sai màu sắc bởi cận thị có thẻ đi kèm với loạn thị.
-
Bé chảy nhiều nước mắt
-
Gặp khó khăn trong việc đọc và học, khó theo dõi bảng hoặc các tài liệu học tập.
III. Cận thị bẩm sinh có chữa được không?
Tật cận thị bẩm sinh có chữa được không? Câu trả lời là CÓ. Với sự phát triển của y học hiện đại ngày nay, việc điều trị cận thị bẩm sinh không quá khó khăn.
Tật cận thị bẩm sinh có thể được chữa được bằng phương pháp phẫu thuật tật khúc xạ. Tuy nhiên, phương pháp này có một hạn chế khá lớn là chỉ dành cho những người đủ 18 tuổi trở lên và đáp ứng yêu cầu về sức khỏe.
Do đó, trong quá trình chờ con em mình đủ tuổi, phụ huynh có thể sử dụng kính cận để giúp con nhìn dễ dàng hơn. Nhưng, đây là phương pháp được chỉ định từ bác sĩ. Vì vậy, bố mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt để thăm khám và đo độ cận. Từ đó, kính sẽ được cắt phù hợp với mức độ cận thị của trẻ. Ngoài ra, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám mắt định kỳ 6 tháng một lần để điều chỉnh kính kịp thời nếu cần thiết.
IV. Cách chăm sóc đôi mắt bẩm sinh cận thị
Mặc dù vấn đề “Cận thị bẩm sinh có chữa được không?” Là Có. Nhưng, phải chờ đợi đến năm trẻ đủ 18 tuổi, nên hầu hết các bố mẹ đều lúng túng trong việc chăm sóc đôi mắt của trẻ nhỏ trong giai đoạn chờ đợi này sao cho khoa học nhất.
Theo đó, ngoài việc đeo kính cận cho trẻ, ba mẹ nên kết hợp cùng các phương pháp dưới đây để chăm sóc đôi mắt của con được tốt nhất.
-
Bố mẹ đảm bảo môi trường học tập của trẻ có đầy đủ ánh sáng, bên cạnh đó cần điều chỉnh lại tư thế ngồi sao cho khoảng cách từ mắt đến sách vở là 25 - 40cm.
-
Hạn chế cho trẻ xem quá nhiều thiết bị điện tử trong một ngày (tối đa 2 giờ đồng hồ) và giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi xem tivi.
-
Ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho mắt như: Vitamin A, C, E là những vitamin có chức năng rất quan trọng với thị lực giúp tăng cường thị giác ở trẻ nhỏ. Các loại thực phẩm phụ huynh nên bổ sung cho trẻ có thể kể đến là cà rốt, bí đỏ, rau ngót, rau bina, trứng, ngũ cốc, cá hồi,...
-
Bổ sung Nature’s Way VitaGummies Blue Light Eye Defence nếu trẻ đã được 4 tuổi trở lên. Blue Light là kẹo bổ mắt đầu tiên và duy nhất hiện nay sở hữu công thức Lute-gen Plus gồm Lutein: Zeaxanthin theo tỷ lệ vàng 5:1 mang đến hiệu tuyệt vời trong việc:
-
Ngăn cản sự kích thích của ánh sáng xanh
-
Tăng nồng độ sắc tố Macular cho mắt khỏe và sáng
-
Bảo vệ võng mạc mắt
Bên cạnh đó, Blue Light bổ sung đến 400mcg vitamin A, thành phần quan trọng giúp chống khô mắt, qua đó trẻ hạn chế tình trạng mỏi mắt, khô kết mạc, loét giác mạc. Ngoài ra, vitamin A trong từng viên kẹo Blue Light tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học ở tế bào que và tế bào nón ở võng mạc, tạo ra sắc tố võng mạc giúp điều tiết mắt để thích nghi tốt trong điều kiện thiếu ánh sáng.
Qua nội dung Nature’s Way vừa chia sẻ, chắc hẳn ba mẹ đã có lời giải đáp về vấn đề “Cận thị bẩm sinh có chữa được không?” cũng như cách chăm sóc đôi mắt cận thị của con em mình một cách hiệu quả nhất. Nature’s Way chúc tất cả em bé đều có đôi mắt sáng và khỏe mạnh.