Nội dung

I. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị khô da

II. Nguyên nhân da trẻ sơ sinh bị khô

III. Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh bị khô

IV. Lưu ý khi chăm sóc da khô cho trẻ sơ sinh

 

I. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ SƠ SINH BỊ KHÔ DA

Muốn nhận biết được em bé có đang bị tình trạng khô da hay không, các ba mẹ có thể quan sát một số dấu hiệu sau:

  • Da trẻ sơ sinh bị khô và sần, kèm theo hiện tượng bong tróc những phần da chết màu trắng, sạm đen.
  • Da trẻ sơ sinh bị khô sẽ có nếp nhăn nheo trên da và xuất hiện vết nứt đều.
  • Các vị trí xuất hiện tình trạng khô da có thể ở bàn tay, bàn chân, mặt, lưng,...

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị khô da

II. NGUYÊN NHÂN DA TRẺ SƠ SINH BỊ KHÔ

2.1. Do quá trình bong tróc tự nhiên của trẻ

Em bé khi còn trong bụng mẹ sẽ được bảo vệ bởi một lớp màng màu vàng và hơi trơn bao phủ khắp cơ thể (gọi là vernix). Sau khi chào đời, lớp màng này sẽ từ từ bong tróc ra (còn gọi là bệnh tróc da ở trẻ em) và sẽ hoàn toàn biến mất sau khoảng 2 - 3 tuần.

Chính sự mất đi lớp màng bảo vệ này, da bé có nguy cơ bị khô hơn khi tiếp xúc với các yếu tố như không khí, nhiệt độ, quần áo, tã bỉm… Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết hanh khô mùa đông, ít độ ẩm hoặc trong phòng điều hòa có độ ẩm thấp, da trẻ sơ sinh bị khô có khuynh hướng tăng lên.

Mẹ có thể thấy các hiện tượng như các lớp biểu bì da bong ra, da mặt bé bị nẻ, da chân em bé bị khô sần bong tróc… 

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị khô da

2.2. Tắm cho em bé không đúng cách

Tắm với nước quá nóng, tắm với sữa tắm không phù hợp với trẻ sơ sinh, thành phần dưỡng ẩm thấp…là một trong những nguyên nhân gây khô da hàng đầu cho trẻ sơ sinh. Bởi, tắm sẽ lấy đi lớp dầu tự nhiên do cơ thể tiết ra được biết đến như hàng rào bảo vệ da tự nhiên của bé, làm cho da em bé bị khô. Dễ nhận ra nhất là tình trạng khô da mặt ở trẻ sau mỗi lần tắm.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị khô da

2.3. Không dưỡng ẩm cho da của em bé

Kem dưỡng ẩm dịu nhẹ có tác dụng tránh hiện tượng mất nước của làn da em bé, đồng thời bổ sung các chất có tác dụng dưỡng ẩm cho da em bé. Thiếu dưỡng ẩm cho da khiến da trẻ sơ sinh bị khô nghiêm trọng hơn, đặc biệt là với trẻ có cơ địa da khô. 

2.4. Phấn em bé hoặc nước hoa

Một số loại phấn em bé hoặc nước hoa tạo hương thơm cho quần áo, không gian phòng cho bé khi tiếp xúc lên người trẻ có thể phá vỡ cân bằng ẩm trên da của trẻ, gây ra hiện tượng khô da. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị khô da

2.5. Các yếu tố môi trường

Các yếu tố môi trường như thời tiết, độ ẩm, khí hậu, ánh nắng…. cũng có thể khiến da trẻ sơ sinh bị khô. Chẳng hạn như mùa đông, độ ẩm thấp khiến da bé bị khô. Hoặc mùa hè, nhiệt độ cao làm tăng hiện tượng mất nước qua da bé, làm khô da. 

Ngoài những yếu tố liệt kê ở trên, da trẻ sơ sinh bị khô da có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý về da khác ở trẻ như hăm tã, chàm da (da trẻ bị khô sần), bệnh dày sừng nang lông (da bé bị khô và sần)… Với các trường hợp này, mẹ nên tìm hiểu kỹ và đưa bé đến bác sĩ để có các biện pháp điều trị kịp thời. 

III. CÁCH CHĂM SÓC DA TRẺ SƠ SINH BỊ KHÔ

3.1. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho trẻ

Trẻ sơ sinh bị khô da nên bôi gì? Kem dưỡng ẩm là sản phẩm không thể thiếu trong chăm sóc da cho bé, đặc biệt là mùa đông khô và lạnh. Mỗi lần, sau khi tắm xong mẹ hãy bôi kem dưỡng cho bé và bôi thêm một lần nữa vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Sau khi bôi kem dưỡng ẩm hãy tạo thói quen massage da bé để cấp ẩm và cải thiện sức đề kháng của con.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị khô da

3.2. Giảm thời gian tắm cho trẻ

Vào những ngày hè nóng bức trẻ hoạt động nhiều và đổ nhiều mồ hôi, thì nên tắm hàng ngày. Đối với những ngày thời tiết mát mẻ, mùa thu hoặc mùa đông lạnh, không cần tắm mỗi ngày. Bởi việc tắm nhiều vào thời tiết khô lạnh dễ khiến da trẻ bị khô hơn. Tốt nhất ba mẹ nên tắm cho trẻ hai lần một tuần, mỗi lần chỉ khoảng 5 phút.

3.3. Không cho trẻ tắm nước quá nóng

Tắm cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh không thể nào dùng nước lạnh hay nước ở nhiệt độ phòng. Thay vào đó, cần tắm với nước nóng để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên, không dùng nước quá nóng để tắm cho bé, chỉ nên sử dụng nước ấm. Nước nóng dễ làm mất độ ẩm của da, đặc biệt với làn da mỏng manh của bé, mẹ nên dùng nước đã đun sôi pha với một chút nước lạnh để giảm nhiệt độ nước về ngưỡng còn ấm áp.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị khô da

3.4. Chọn quần áo phù hợp

Lựa chọn đồ sơ sinh cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến làn da của bé. Mẹ nên chọn những loại vải có chất liệu thiên nhiên như: cotton 100%, vải bông hoặc sợi tre,... sẽ an toàn và mang đến cảm giác thoải mái. 

Ngoài ra, mẹ cũng nên mua những bộ quần áo phù hợp với kích thước của bé, không nên mua đồ quá bé sẽ gây chà sát lên da. Ngoài ra, ba mẹ nên giặt quần áo khi mới mua về bởi chúng chứa rất nhiều vi khuẩn.

Mẹ tuyệt đối không nên mua những bộ quần áo có chất liệu vải thô hoặc vải tổng hợp sẽ khiến trẻ sơ sinh bị khô da và kích ứng.

3.5. Sử dụng sản phẩm giặt an toàn cho trẻ

Tốt nhất, mẹ nên chọn sản phẩm nước giặt dành riêng cho quần áo của trẻ sơ sinh. Bởi đây là sản phẩm đã được nghiên cứu riêng, với công thức lành tính, đảm bảo sạch và an toàn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nước giặt cho trẻ sơ sinh, mẹ nên lựa chọn mua của các thương hiệu lớn tại các kênh bán hàng uy tín, để tránh chọn nhầm hàng kém chất lượng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị khô da

3.6. Sử dụng sản phẩm tắm, gội dành riêng cho trẻ

Tương tự, đối với sản phẩm tắm gội cũng cho bé cũng nên là dòng chuyên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tốt nhất, nên có thành phần từ thiên nhiên, tuyệt đối tránh các sản phẩm chứa hóa chất bảo quản và tạo mùi như Paraben hay Phthalates sẽ ảnh hưởng đến da và sức khỏe, khiến trẻ sơ sinh bị khô da.

3.7. Giữ vệ sinh môi trường xung quanh

Bên cạnh đó, mẹ cần dọn dẹp vệ sinh, lau chùi, thường xuyên thay các vật dụng trong phòng ngủ có chứa nhiều vi khuẩn như: ga giường, chăn màn, nôi, chiếu, thảm,... Khi làm sạch các vật dụng của bé không nên sử dụng các hóa chất tẩy rửa mạnh để vừa hạn chế kích ứng cũng như khô da con.

3.8. Dùng máu tạo ẩm

Vào mùa lạnh và không khí khô, nếu có điều kiện mẹ nên sắm một chiếc máy tạo ẩm phục vụ cho bé. Nếu không có máy tạo ẩm, mẹ có thể đặt một chậu nước trong phòng bé để tăng độ ẩm cho không gian.

IV. LƯU Ý KHI CHĂM SÓC DA KHÔ CHO TRẺ SƠ SINH

Khi dùng bất kỳ sản phẩm nào dành cho bé kể cả tự nhiên hay nhân tạo mẹ cũng nên theo dõi các tác dụng sau đó. Nếu trẻ sơ sinh bị khô da, nổi mẩn đỏ hoặc xuất hiện bọng nước thì đây là biểu hiện của dị ứng. Nếu gặp trường hợp này mẹ nên ngừng sử dụng sản phẩm đó.

Mẹ nên lựa ưu tiên chọn các sản phẩm có thành phần thiên nhiên như: dầu dừa, dầu oliu, mật ong, yến mạch,... không chứa Paraben, không có chất tạo mùi, không gây kích ứng sẽ an toàn, lành tính với làn da của bé.

Khi da bé đã bị khô tuyệt đối không nên dùng quạt sưởi trong lúc tắm cho trẻ, nhiệt độ quá cao sẽ khiến da bé càng trở nên khô hơn. Trong trường hợp thời tiết quá lạnh, bắt buộc phải dùng máy sưởi thì đừng quên thoa kem dưỡng ẩm và đeo bao tay chân sơ sinh để bảo vệ làn da mỏng manh của con.

Lời kết:

Trẻ sơ sinh bị khô da vốn là vấn đề thường gặp, với những bí quyết đã chia sẻ ở trên hy vọng sẽ giúp mẹ có thêm hành trong trong việc chăm sóc bé yêu. Trong quá trình tìm hiểu và vận dụng có phát sinh thắc mắc nào khác, mẹ đừng quên để lại câu hỏi bên dưới bài viết này để được giải đáp nhé!