Nội dung

I. Trẻ nói lắp là gì?

II. Nguyên nhân khiến trẻ nói lắp

III. 6 mẹo chữa nói lắp ở trẻ ngay tại nhà

IV. Lưu ý khi chữa nói lắp cho trẻ

I. Trẻ nói lắp là gì?

Nói lắp là hiện tượng rối loạn ngôn ngữ tạm thời ở trẻ nhỏ. Khi bị rối loạn ngôn ngữ, trẻ sẽ bị lặp đi lặp lại nhiều âm thanh và kéo dài thời gian nói để có thể hoàn thành một câu trọn vẹn. Đặc biệt, tình trạng nói lắp sẽ diễn ra nặng hơn khi tâm lý của trẻ lo lắng, phát biểu nơi đông người. 

Theo số liệu thống kế, khoảng 80% trẻ em mắc phải hội chứng nói lắp trong 2 năm đầu đời. 20% còn lại thường sẽ khỏi khi họ đi học và có thể giao tiếp cùng các bạn như bình thường. Tuy nhiên, 5% còn lại thuộc trường hợp nói lắp khi đã lớn hoặc trưởng thành.

Trẻ nói lắp là gì?

Tóm lại, trẻ nói lắp là tình trạng không quá lo ngại trong quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên, nếu bé bị một trong yếu tố dưới đây, thì việc ba mẹ đưa trẻ đi gặp chuyên gia là cần thiết:

  • Tình trạng nói lắp của trẻ kéo dài quá 6 tháng.
  • Trẻ thường xuyên mắc phải tình trạng nói lắp.
  • Khi trẻ vẫn tiếp tục nói lắp ngay cả khi đã quá 5 tuổi.
  • Tình trạng nói lắp ảnh hưởng đến khả năng học tập hoặc giao tiếp xã hội của trẻ.
  • Trong gia đình có người mắc tiền sử nói lắp.
  • Tình trạng nói lắp của trẻ kèm theo các biểu hiện của rối loạn lo âu.
  • Trẻ nói lắp kèm theo việc sợ hãi, không muốn nói chuyện và giao tiếp với mọi người.

II. Nguyên nhân khiến trẻ nói lắp

Đã có nhiều ý kiến đưa ra tất nói lắp là một trong những bước cần phải trải qua trong hành trình trẻ tập nói. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân của tật nói lắp ở trẻ em. Một số yếu tố ảnh hưởng tới tật nói lắp ở trẻ cần kể đến:

  • Nói lắp thuộc quá trình phát triển của trẻ: Trong giai đoạn trẻ từ 18 tháng đến khi bé 5 tuổi, tình trạng nói lắp được đánh giá là khả năng phát triển ngôn ngữ mạnh mẽ ở trẻ. Vì tuổi nhỏ, có thể trẻ chưa tìm được ngôn ngữ và suy nghĩ bắt kịp với lời mình nói ra. Do đó, trẻ hay lặp đi lặp lại từ và kéo dài câu. Tuy nhiên, đây là giai đoạn phát triển rất bình thường ở trẻ và ba mẹ không nên lo lắng.
  • Môi trường sống có người nói lắp: Tỷ lệ trẻ em bị nói lắp trong gia đình có người thân nói lắp cao hơn nhiều so với gia đình bình thường. Bởi trẻ dễ dàng và nhanh chóng bị bắt chước bởi người nói lắp. Từ đó hình thành nên tật nói lắp khó sửa.
  • Chức năng vùng ngôn ngữ của não suy giảm: Não của con người có một phần được gọi là "vùng ngôn ngữ" đảm nhiệm trách nhiệm quan trọng trong quá trình nói. Vùng này có vai trò  trong việc phát âm và xử lý ngôn ngữ và ảnh hưởng trực tiếp đến tật nói lắp của trẻ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, lưu lượng máu đổ vào vùng ngôn ngữ chính giảm đi có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nói lắp. Máu giảm càng nhiều sẽ càng ảnh hưởng lớn đến chức năng hệ thần kinh khu vực này và gây nên tật nói lắp.
  • Trẻ bị mắc bệnh: Một số bệnh lý như viên não, viêm màng não sau khi khỏi có thể để lại di chứng ở vùng ngôn ngữ của trẻ mà người lớn khó nhận ra. Ngoài ra, một số bệnh ảnh hưởng đến trẻ như cảm, ho gà,...đều có thể gây ảnh hưởng đến não bộ và dẫn đến tật nói lắp ở trẻ.
  • Cú sốc tâm lý: Một số ý kiến cho rằng, trẻ nói lắp có thể do gặp khủng hoảng tình cảm hoặc bị sang chấn tâm lý khi còn nhỏ. Tổn thương về mặt tâm lý khiến trẻ mắc tật nói lắp và càng lớn càng khó khắc phục.

Nguyên nhân khiến trẻ nói lắp

III. 6 mẹo chữa nói lắp ở trẻ ngay tại nhà

1. Cho bé xem tranh ảnh và khơi gợi nói chuyện

Ba mẹ cho con tiếp xúc với các loại tranh ảnh đa dạng màu sắc và có chứa những nhân vật hoạt hình bé yêu thích. Trong quá trình đó hãy cùng tương tác nói chuyện với bé để bé có thể nói chuyện. Khi bé nói lắp thì đợi trẻ nói xong và sửa cho con thật nhẹ nhàng. Sự thú vị của tranh ảnh cùng sự dẫn dắt của ba mẹ sẽ giúp trẻ thích thú với hoạt động nói được nhiều hơn.

Mẹo chữa nói lắp ở trẻ ngay tại nhà

2. Cho bé tham gia trò chơi có hoạt động nói

Trò chơi có hoạt động nói là một cách tuyệt vời để giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp một cách vui vẻ và tự nhiên. Những người tham gia có thể là các thành viên trong gia đình để tạo sự thân quen thân thuộc cho con. Trong quá trình chơi, tất cả thành viên cần yên lặng nghe bé nói, luôn giữ thái độ bình thường, không chỉ trích hay phản ứng quá đà trước lỗi sai của trẻ. Khi trẻ nói tốt hãy vỗ tay hoặc dành lời khen để động viên bé.

3. Mở các bài nhạc bé thích nghe

Âm nhạc là thứ có thể dễ dàng chạm đến bé. Giai điệu vui tươi cùng lời nhạc dễ nghe là cách ba mẹ có thể dạy con học hiệu quả hơn. Ba mẹ nên xem xem còn thích bài nhạc gì, cùng tập hát với con. Đây là cách đơn giản giúp bé tăng vốn từ và dễ tiếp thu những điều được học.

Mẹo chữa nói lắp ở trẻ ngay tại nhà

4. Dạy con nói những từ đơn giản

Khi bạn nói chuyện với con, hãy sử dụng ngôn ngữ đơn giản và câu đơn, tránh sử dụng câu quá dài hoặc phức tạp. Đồng thời, ba mẹ hãy khéo léo lặp đi lặp lại câu mình nói vào những hoàn cảnh thích hợp để con có thể ghi nhớ được tốt hơn.

5. Hỏi bé nhiều câu hỏi trong các hoạt động hàng ngày

Việc thường xuyên hỏi bé có thể thúc đẩy khả năng trả lời của trẻ, giúp trẻ có thể nói chuyện được lưu loát và trôi chảy hơn. Đây là một cách đơn giản để giúp con vượt qua tình trạng nói lắp ngay tại nhà.

Ba mẹ có thể đặt cho con những câu hỏi đơn giản như "Con đang làm gì?", "Con muốn đi chơi không?",...Sau khi bé đã quen, ba mẹ có thể tăng độ khó của câu hỏi lên. Đừng đưa ra quá nhiều câu hỏi cho con cùng một lúc, bởi điều này khiến con bị áp lực và khó xử lý thông tin hơn. Nếu con không trả lời, hãy kiên nhẫn và hỏi lại một lần nữa.

Mẹo chữa nói lắp ở trẻ ngay tại nhà

6. Rèn cho bé tập đọc và tập nói thường xuyên

Một phương pháp hiệu quả để điều trị tình trạng nói lắp ở trẻ nhỏ là kích thích khả năng đọc và nói của bé. Để quá trình này trở lên thú vị, mẹ có thể đọc cho bé những câu chuyện cổ tích hoặc những câu chuyện mang tính giáo dục. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể khuyến khích bé tự mình đọc hoặc kể chuyện trước gương. Việc này sẽ giúp bé phát triển sự tự tin và cải thiện khả năng nói chuyện của bé được trôi chảy hơn.

IV. Lưu ý khi chữa nói lắp cho trẻ

  • Ba mẹ cần cân nhắc đưa trẻ đi khám bác sĩ để có thể xác định tình trạng và mức độ nói lắp nặng nhẹ của con. Từ đó, có những phương pháp hỗ trợ hiệu quả cải thiện tình trạng nói lắp ở trẻ.
  • Không quát mắng, trách phạt bé khi con nói lắp. Việc ba mẹ nặng lời sẽ gây nên tâm lý hoang mang đối với trẻ nhỏ, khiến trẻ bị căng thẳng, tự ti và khiến tình trạng nói lắp ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Khi trò chuyện với trẻ, hãy để cho trẻ có cơ hội tự nói lên suy nghĩ của mình, không giành nói trước hoặc cắt ngang lời bé. Cách này giúp bé cảm nhận được sự tôn trọng và cảm thấy tự tin khi nói.
  • Đừng quá quan trọng việc câu nói của trẻ đúng hay sai hoặc sửa lỗi mỗi khi con nói không đúng. Thay vào đó, cố gắng hiểu và nghe điều trẻ muốn nói và tỏ ra mình hào hứng mỗi lần được nghe con trò chuyện.

Lời kết: Trên đây là những chia sẻ của Nature’s Way về tật nói lắp ở trẻ em cùng cách khắc phục. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều góc nhìn về tật trẻ nói lắp. Từ đó đưa ra những phương án can thiệp kịp thời để khắc phục tình trạng trên ở trẻ, đảm bảo cho bé một quá trình phát triển được tốt nhất.