Nội dung

I. Trẻ mấy tháng biết ăn dặm?

II. Nguyên tắc ăn dặm cho bé

III. Dấu hiệu cho thấy bé dễ dàng ăn dặm

IV. Các cách ăn dặm cho bé đang được các mẹ yêu thích

V. Tại sao bé không nên ăn dặm quá sớm?

I. Trẻ mấy tháng biết ăn dặm?

Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ba mẹ nên cho bé làm quen với ăn dặm khi con được 6 tháng tuổi. Bởi lẽ đến giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển gần như toàn diện, cho bé khả năng hấp thụ thức ăn đặc, các chất dinh dưỡng phức tạp hơn sữa mẹ. 

Bên cạnh đó, sau 6 tháng, các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ ít đi và không còn đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của con. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích ba mẹ nên cho bé tập làm quen với ăn dặm được 6 tháng và kết thúc khi con được 24 tháng. Việc cung cấp dinh dưỡng từ thức ăn ngoài sữa mẹ sẽ giúp con bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, sắt và kẽm mà trong sữa mẹ thường có tỷ lệ rất thấp.

Trẻ mấy tháng biết ăn dặm

II. Nguyên tắc ăn dặm cho bé

Theo hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi cho trẻ làm quen với ăn dặm, ba mẹ cần chú ý những nguyên tắc cụ thể để quá trình ăn uống của con hiệu quả. Quan trọng nhất là ba mẹ nên cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ thức ăn loãng đến đặc, từ tinh đến thô và từ một loại thức ăn đến nhiều loại. 

Việc đa dạng thực đơn trong mỗi bữa ăn là cách giúp hệ tiêu hóa của con phát triển tốt. Ba mẹ nên bắt đầu cho bé với bột lỏng và chia thành nhiều bữa trong ngày. Và từ tháng thứ 9 trở đi, bé có thể chuyển sang ăn cháo nghiền và sau đó là cháo đặc. Nếu bé vẫn cảm thấy đói sau khi ăn bột, ba mẹ có thể cho bé bú thêm.

Ngoài ra, trong giai đoạn ăn dặm của con, ba mẹ cần chú ý:

  • Bé nên được ngồi ăn cùng gia đình để tăng sự hứng thú. Và bắt chước hành động ăn uống của người lớn
  • Từ 9 đến 11 tháng, bé cần ăn đủ 4 nhóm thức ăn bao gồm tinh bột, thịt, trứng, cá, tôm, cua, rau, củ và dầu.
  • Đảm bảo thức ăn cho bé sạch sẽ và an toàn, tránh các loại thức ăn nóng, cay, mặn.

Nếu bé mới bắt đầu ăn dặm, nên cho bé ăn vào ban ngày để dễ quan sát phân của bé.

Nguyên tắc ăn dặm cho bé

III. Dấu hiệu cho thấy bé dễ dàng ăn dặm

  • Bé có khả năng ngồi dậy và kiểm soát đầu tốt.
  • Bé có khả năng ngậm thức ăn trong miệng và sẵn sàng nhai.
  • Bé thể hiện mong muốn gắp thức ăn và đưa vào miệng.
  • Bé thấy thích thú và muốn tham gia vào các bữa ăn cùng bố mẹ.
  • Cân nặng của bé đã tăng gấp đôi so với lúc mới sinh.
  • Bé biết ngoảnh đầu điều chỉnh khi không muốn ăn một loại thức ăn nào đó, Từ đó, chúng ta có thể lựa chọn những món ăn phù hợp với khẩu vị của bé.
  • Lưỡi của bé không còn phản xạ tự động đẩy ra vật lạ (một phản xạ từ lúc bé nhỏ, khi bé đẩy ra mọi thứ ngoại trừ núm vú).
  • Bé thể hiện sự thích thú và hứng thú với thức ăn mà gia đình hoặc cha mẹ đưa cho bé ăn.

IV. Các cách ăn dặm cho bé đang được các mẹ yêu thích

Hiện nay, phương pháp ăn dặm cho bé được chia làm 2 loại chính đó là ăn dặm truyền thống và ăn dặm tự chỉ huy. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng.

1. Ăn dặm theo kiểu truyền thống

Với phương pháp này, trước tiên, các mẹ thường bắt đầu xay nhuyễn mịn bột kết hợp với các loại thực phẩm như thịt, rau, cá. ba mẹ sẽ đút cho bé ăn theo nhiều bữa trong ngày.

Ưu điểm 

  • Bé có thể ăn được lượng thức ăn lớn ngay từ những ngày đầu.
  • Thức ăn xay nhuyễn giúp bé dễ làm quen và an toàn cho hệ tiêu hóa.

Nhược điểm 

  • Việc ăn nhiều thức ăn xay nhuyễn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn thô của bé sau này.
  • Việc xay nhiều loại thức ăn chung khó phát hiện dấu hiệu của bé có thể dị ứng với thức ăn nào.
  • Bé có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa các loại nguyên liệu nấu ăn.

Bé ăn dặm kiểu truyền thống

2. Ăn dặm tự bé chỉ huy

Phương pháp này rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây và nó đang là xu hướng của các bà mẹ trẻ Việt Nam. Trong phương pháp này, mẹ không cần xay nhuyễn thức ăn hay đút thìa vào miệng bé. Thay vào đó, chỉ cần hướng dẫn bé tự đưa thức ăn vào miệng. Bé có thể tự quyết định ăn gì ngay từ đầu, giúp trẻ khám phá thức ăn một cách đầy thích thú.

Ưu điểm

  • Khuyến khích trẻ ăn uống độc lập.
  • Phát triển kỹ năng nhai và kiểm soát thức ăn cho trẻ.
  • Bé có tự do khám phá các mùi vị yêu thích của thức ăn.
  • Trẻ có thể dễ dàng tham gia bữa ăn cùng mọi người trong gia đình.

Nhược điểm 

  • Bé tự ăn nên khó kiểm soát lượng thức ăn được nạp vào.
  • Bé ăn đồ cứng nên có nguy cơ bị hóc cao.
  • Mẹ mất thời gian để dọn dẹp sau khi bé ăn xong.

Ăn dặm tự chỉ huy

V. Tại sao bé không nên ăn dặm quá sớm?

Việc bắt đầu ăn dặm cho trẻ quá sớm không có lợi với sức khỏe của con. Vì hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ thích hợp với thức ăn lỏng như sữa mẹ. Ăn dặm sớm, khiến hệ tiêu hóa của bé không thể tiêu hóa được thức ăn nạp vào, gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe cho con. Ngược lại, nếu ba mẹ cho con ăn dặm sau 6 tháng tuổi sẽ dẫn đến tình trạng bé bị thiếu hụt dinh dưỡng, gây chậm lớn và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng tiêu hóa.

Tại sao bé không nên ăn dặm quá sớm

Lời kết: Qua bài viết, chắc hẳn các mẹ đã có câu trả lời với câu hỏi "Trẻ mấy tháng ăn dặm?". Hy vọng những thông tin được Nature's Way cung cấp giúp mẹ hiểu hơn về giai đoạn tập ăn dặm của bé. Từ đó, có những phương pháp chăm sóc bé được phù hợp và hiệu quả hơn. Và đừng quên cập nhật trang tin tức của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin sức khỏe hữu ích.