Nội dung

I. Biểu hiện và nguyên nhân trẻ học không tập trung

II. Cách khắc phục tình trạng trẻ học không tập trung

 

I. BIỂU HIỆN VÀ NGUYÊN NHÂN TRẺ HỌC KHÔNG TẬP TRUNG

Ngày càng có nhiều ba mẹ tâm sự rằng, con họ học không tập trung, thường xuyên cảm thấy chán nản việc học và kết quả học tập bắt đầu sa sút nếu không được kèm học một cách “gay gắt”. Thực tế, việc trẻ học không tập trung vốn đã tồn tại từ lâu, nhưng những năm gần đây tỷ lệ này tăng mạnh, đặc biệt là những em bé sinh sống ở thành phố.

Việc trẻ học không tập trung thường có những biểu hiện và nguyên nhân như sau:

1.1. Biểu hiện trẻ học không tập trung

  • Bé rất dễ bị phân tâm và không tập trung khi đang chơi hoặc khi ngồi trong lớp học.
  • Trẻ thường không chú ý đến những chi tiết nhỏ, do đó có thể gặp những lỗi do không cẩn thận trong bài vở hay những hoạt động khác.
  • Trẻ không tập trung lắng nghe khi đang nói chuyện với người khác, không nghe và làm theo những gì được ba mẹ hay thầy cô hướng dẫn, khiến kết quả học tập kém.
  • Trẻ không giữ được sự chú ý lâu khi làm một công việc gì đó, đặc biệt trẻ thường không thích làm những việc cần sự tập trung.
  • Trẻ thường hay quên, hoặc hay làm mất đồ dùng sách vở.

Trẻ học không tập trung phải làm sao?

1.2. Nguyên nhân trẻ học không tập trung

  • Môi trường sống của trẻ không ổn định: Ồn ào, đông đúc, lộn xộn,...
  • Trẻ ham chơi điện tử, nghiện internet hoặc xem tivi quá nhiều.
  • Do một số yếu tố độc hại do ô nhiễm môi trường.
  • Ngủ muộn, thiếu ngủ, sử dụng chất kích thích

Trẻ học không tập trung phải làm sao?

Khi phát hiện con có biểu hiện trẻ không tập trung học phải làm sao? Ba mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến con, và tùy vào thực trạng mất tập trung của con ba mẹ có thể tham khảo một số cách khắc phục dưới đây:

II. CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG TRẺ HỌC KHÔNG TẬP TRUNG

2.1. Tạo lập cho trẻ những thói quen tốt

Trước tiên, ba mẹ nên cùng trẻ thiết lập một thời gian biểu hàng ngày thật chi tiết, rõ ràng. Trong đó có từng mốc thời gian cụ thể cho từng khung giờ với từng nhiệm vụ và yêu cầu trẻ tuân thủ theo. Điều này sẽ giúp trẻ cải thiện sự tập trung và kỹ năng quản lý, tổ chức công việc tốt hơn.

Trẻ học không tập trung phải làm sao?

2.2. Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi trí tuệ bổ ích

Nếu sự mất tập trung trong học tập của trẻ đến từ lý do bị nghiện xem tivi, máy tính hoặc các trò chơi điện tử… Thay vì trực tiếp ngăn cấm gay gắt, ba mẹ hãy dẫn dần khuyến khích trẻ chuyển sự chú ý và chơi những trò chơi cần sự tập trung, tư duy, ghi nhớ tốt và phản xạ nhanh như xoay khối rubik, xếp hình, giải ô chữ, lego…

Việc này sẽ giúp điều hướng sở thích tai hại đang tồn tại ở trẻ sang những bộ môn giải trí khác có ích cho khả năng tư duy, giúp tăng tính tập trung, ghi nhớ và phản xạ tốt hơn cho trẻ.

Trẻ học không tập trung phải làm sao?

2.3. Xây dựng môi trường và lối sống lành mạnh cho trẻ

Như đã chia sẻ, môi trường sống của trẻ không ổn định: Ồn ào, đông đúc, lộn xộn,... là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự mất tập trung trong học tập. Để giúp trẻ tập trung hơn, chắc chắn ba mẹ cần tìm phương án loại bỏ hoặc hạn chế tối đa các yếu tố gây mất tập trung từ môi trường sống của trẻ.

Cùng với đó, bạ mẹ cũng cần quan tâm nhiều hơn đến lối sống của trẻ, dần dần khuyến khích và đưa con vào khuôn khổ sống lành mạnh với việc:

Trẻ học không tập trung phải làm sao?

  • Cho trẻ đi ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức quá khuya, đồng thời hạn chế trẻ xem ti vi, sử dụng máy tính hay chơi điện tử,… trong thời gian dài.
  • Khuyến khích trẻ luyện tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và cải thiện sự tập trung, ghi nhớ tốt hơn.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là omega 3, DHA, sắt, kẽm và các loại vitamin có trong cá hồi, cá thu, hạt điều, hạt óc chó, tôm, cua, hải sản, các loại rau có màu xanh đậm,… tốt cho trí não.
  • Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường, chất phụ gia bảo quản và các chất kích thích như bánh kẹo ngọt, mì tôm, pizza, xúc xích, thực phẩm đóng hộp,… không tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe hệ thần kinh não bộ nói riêng.

2.4. Chia nhỏ các nhiệm vụ lớn

Đa phần những trẻ học không tập trung thường đi kèm với trí nhớ giảm sút và hay gặp khó khăn khi phải nhớ và làm một nhiệm vụ trong thời gian dài. Vì vậy, ba mẹ hãy chia nhỏ các công việc trong thời gian biểu đã lập thành các bước nhỏ hơn nữa để bé dễ dàng hoàn thành.

Trẻ học không tập trung phải làm sao?

Đồng thời, việc chia nhỏ nhiệm vụ còn có thể ưu điểm là sẽ thôi thúc trẻ tiếp tục thực hiện các công việc kế tiếp để đề đích một cách sớm nhất có thể.

2.5. Đặt mục tiêu thời gian ngắn hạn và có phần thưởng khen ngợi trẻ

Một vấn đề khác, với những trẻ thiếu tập trung chú ý, khả năng ghi nhớ kém thì ba mẹ nên gia hạn thời gian hoàn thành mỗi một nhiệm vụ cho trẻ. Sau đó, hãy cho trẻ một khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hoặc một món quà. Điều này sẽ thôi thúc sự chiến thắng của trẻ để hoàn thành công việc nhanh chóng và sự tập trung cao độ để tránh sai sót.

Và món quà chính là sự động viên, khen ngợi từ ba mẹ để trẻ có động lực tiếp tục cố gắng tham gia vào các nhiệm vụ cải thiện khả năng tập trung, ghi nhớ của mình.

Trẻ học không tập trung phải làm sao?

2.6. Dành thời gian trò chuyện với trẻ nhiều hơn

Áp lực từ sự kỳ vọng của ba mẹ, áp lực từ thầy cô, từ sự so sánh giữa bạn học…nhiều khi cũng là nguyên nhân khiến trẻ phải muộn phiền, ảnh hưởng đến tâm lý, không có tâm trạng tốt để học tập. Lâu dần, kết quả học sút có thể hình thành sự tự ti, càng khiến trẻ lo lắng nhiều hơn và thiếu tập trung trong việc học tập.

Bởi vậy, ba mẹ nên dành thời gian trò chuyện, tâm sự cùng con để hiểu những khó khăn con đang gặp phải, từ đó hướng dẫn con cách xử lý tốt nhất.

Trẻ học không tập trung phải làm sao?

2.7. Hiểu rõ năng lực để đặt kỳ vọng cho trẻ

Có một thực tế, ba mẹ luôn mong muốn con mình học giỏi nổi trội hơn và đặc biệt là ở những lĩnh vực mà ba mẹ đã từng kém thế. Nhưng ba mẹ cần hiểu, mỗi trẻ sẽ có năng lực, khả năng nhận thức, ghi nhớ khác nhau.

Bởi vậy, ba mẹ không nên tạo quá nhiều áp lực sẽ khiến con ngày càng chán nản, tự ti và thất vọng về bản thân. Thay vào đó, ba mẹ hãy tìm hiểu những ưu điểm của trẻ và tạo cơ hội để trẻ phát huy tối đa điểm mạnh của con. Điều này không những giúp trẻ hứng thú hơn với việc học mà còn là nền tảng phát triển nghề nghiệp tương lai của con trở nên dễ dàng hơn.

Trẻ học không tập trung phải làm sao?

Lời kết: Với những phương án đã chia sẻ, tin chắc vấn đề bé học không tập trung phải làm sao? Ba mẹ đều đã có kế hoạch cho hành trình giải thoát con khỏi rắc rối này. Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề trẻ học không tập trung còn khúc mắc, hoặc muốn tham khảo thêm các thông tin sức khỏe khác ba mẹ hãy để lại câu hỏi bên dưới bài viết này hoặc liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 63 69 11

* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Chịu trách nhiệm kiểm duyệt nội dung: Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Nguyễn Đình Bách