Nội dung

I. Trẻ em bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là bệnh gì?

II. Trẻ bị nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không?

III. Nguyên nhân bé bị mẩn ngứa khắp người

IV. Trẻ bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao?

I. Trẻ em bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là bệnh gì?

Trong quá trình nuôi con, không ít lần ba mẹ gặp phải tình trạng trên cơ thể bé xuất hiện các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy. Các vết này thường sẽ xuất hiện ở các vùng da nhạy cảm như mông, bẹn, cổ, mặt… Khi bị như vậy, trẻ sẽ vô cùng khó chịu, quấy khóc, ngứa ngáy và liên tục gãi ở vùng da bị ngứa. Vậy trẻ em bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người có thể mắc một trong số bệnh dưới đây:

  • Viêm da dị ứng thường xuất hiện khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố môi trường như khói, bụi, quần áo và vật dụng cá nhân như giày, dép, nước hoa,...
  • Nổi mề đay là một dạng dị ứng xảy ra do yếu tố thời tiết và thực phẩm và thường xảy ra ở trẻ có cơ thể nhạy cảm. Có hai dạng mề đay là cấp tính và mạn tính. Mề đay xuất hiện khi cơ thể bé biểu hiện bằng nốt sần đỏ to nhỏ khác nhau, tạo thành mảng và gây ngứa ngáy không thoải mái.
  • Nấm da có thể xuất hiện khi có loại nấm ký sinh trên da như nấm thân, nấm móng, nấm tóc và nấm kẽ, cũng có thể gây nổi mẩn và ngứa ngáy. Hội chứng hắc lào và lang ben cũng có thể là nguyên nhân của tình trạng này.
  • Dị ứng với thuốc có thể xảy ra ở trẻ có cơ địa nhạy cảm với thành phần của các loại thuốc, khiến bé có biểu hiện của việc nổi mẩn và ngứa ngáy.
  • Trẻ nhiễm giun sán, ký sinh trong dạ dày và đường ruột, có thể làm rối loạn tiêu hóa và gây triệu chứng ngứa ngáy và nổi mẩn ngoài da.
  • Bệnh về gan, mật có thể dẫn đến tình trạng tắc mật và ứ mật, khiến trẻ bị vàng da và ngứa ngáy.
  • Đái tháo đường bẩm sinh có thể dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hoá, xuất hiện nổi mẩn và ngứa ngáy ở trẻ.

II. Trẻ bị nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, mẩn ngứa ở trẻ không có quá nhiều nguy hiểm nhưng nó khiến trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu. Các cơn mẩn ngứa sẽ xuất hiện nhiều vào buổi tối. Do đó, có thể dẫn đến việc mất ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển của trẻ. Trẻ bị mẩn ngứa mãn tính có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Một số vấn đề tiêu biểu như:

  • Nhiễm trùng da: Da ngứa ngáy khiến bé liên tục gãi và vô tình hình thành lên những vết xước. Những vết xước này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây ra tình trạng nhiễm trùng.
  • Sốt: Mức độ từ nhẹ đến nặng có thể xuất hiện và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
  • Phù mạch: Thường xuất hiện ở các vùng như môi, mắt. Và khiến trẻ có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp và tiêu hóa.
  • Khó thở: Do tình trạng phù mạch ảnh hưởng đến thanh quản và ống tiêu hóa. Do vậy khiến có thể gây khó thở cho trẻ.
  • Suy nhược cơ thể: Mệt mỏi, chán ăn và khó ngủ có thể khiến bé bị suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ bị nhiều bệnh lý khác. 

III. Nguyên nhân bé bị mẩn ngứa khắp người

Nổi mẩn ngứa ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân phổ biến như sau:

  • Trẻ nhiễm virus và vi khuẩn: Các loại virus hoặc vi khuẩn như bệnh tay chân miệng, ban đỏ, thủy đậu có thể là nguyên nhân gây mẩn ngứa, đi kèm với nhiều triệu chứng khác.
  • Sử dụng kem dưỡng và mỹ phẩm: Các thành phần trong kem dưỡng và mỹ phẩm có thể khiến da của trẻ bị kích ứng, dẫn đến mẩn ngứa.
  • Chất tẩy rửa: Bột giặt, nước giặt và nước xả vải chứa các chất kích thích có thể gây kích ứng da và làm cho da bé mẩn ngứa.
  • Dị ứng thực phẩm: Trẻ có thể phản ứng với thực phẩm như sữa bò, hải sản, gây ra mẩn ngứa.
  • Thay đổi thời tiết: Thay đổi thời tiết, đặc biệt là khi giao mùa, có thể làm cho trẻ dị ứng và gây kích ứng da.
  • Sử dụng thuốc tây dài ngày: Việc sử dụng thuốc tây trong thời gian dài có thể khiến cho trẻ bị dị ứng và gây nên mẩn ngứa.
  • Bệnh nhiễm trùng cấp tính: Các bệnh như viêm họng, viêm amidan cũng có thể gây ra mẩn ngứa, vết đỏ ở trẻ.
  • Dị ứng do côn trùng đốt: Vết đốt của côn trùng rất độc. Đầu tiên chỉ là một vết đốt nhỏ, sau đó lan ra một vùng rộng, khiến cho bé bị nổi nốt đỏ, mẩn ngứa.
  • Nhiễm giun sán và ký sinh trùng: Nếu trẻ bị nhiễm giun sán hoặc ký sinh trùng, cơ thể bé cũng có thể nổi nhiều nốt đỏ và mẩn ngứa.
  • Chức năng gan yếu: Nếu chức năng gan không hoạt động hiệu quả, độc tố từ dinh dưỡng thức ăn sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và khiến bị dị ứng và nổi nốt đỏ.

IV. Trẻ bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao?

1. Phương pháp chăm sóc bé

Khi trẻ thấy trẻ nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy và thường xuyên quấy khóc khiến ba mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng. Lúc này, điều quan trọng nhất là ba mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức hữu ích để giúp trẻ giảm bớt cơn ngứa và dễ chịu hơn. Ba mẹ có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây của chúng tôi:

  • Giữ cơ thể trẻ thoáng mát: Sử dụng điều hòa nhiệt độ trong phòng ngủ để đảm bảo môi trường ngủ cho bé luôn mát mẻ, thoải mái, giúp trẻ giảm cảm giác ngứa và có giấc ngủ tốt hơn. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên chọn quần áo rộng rãi, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt như cotton hoặc vải lanh để giữ cơ thể thoáng mát.
  • Giữ vệ sinh thân thể: Duy trì vệ sinh cá nhân cho bé bằng cách tắm mát thường xuyên, từ 1-2 lần mỗi ngày. Cách này giúp ba mẹ loại bỏ vi khuẩn trên da bé và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Chườm lạnh: Sử dụng túi chườm lạnh hoặc khăn vải bọc đá để chườm lên vùng da bị mẩn ngứa của bé. Nhiệt độ lạnh giúp bé làm dịu cơn ngứa và đau rát. Ba mẹ lưu ý, mỗi lần chườm cho bé chỉ nên kéo dài trong khoảng 10 phút và có thể lặp lại nhiều lần trong ngày để giảm mẩn ngứa.

2. Mẹo dân gian chữa mẩn ngứa cho bé

Theo kinh nghiệm dân gian, ông bà ta thường áp dụng các biện pháp sử dụng nguyên liệu tự nhiên để giảm cảm giác khó chịu do ngứa ở trẻ. Dưới đây là một số cách trị nổi mẩn ngứa ở trẻ được coi là an toàn. Ba mẹ hãy tham khảo cho con nha:

  • Dùng nha đam: Nha đam được sử dụng để làm dịu da và giảm ngứa, nhờ vào chứa hai thành phần quan trọng là vitamin E và chất kháng viêm tự nhiên.
  • Dùng lá khế: Lá khế được nấu nước và sử dụng cho bé tắm hàng ngày, giúp giảm cảm giác ngứa và làm dịu da, mang đến cảm giác thoải mái cho trẻ.
  • Dùng lá trà xanh: Lá trà xanh cũng được nấu nước và dùng cho bé tắm hàng ngày. Các thành phần trong trà xanh có thể giúp giảm ngứa và có tác dụng làm dịu da.
  • Dùng trái mướp đắng: Trái mướp đắng được nấu nước và sử dụng cho bé tắm hàng ngày, là một biện pháp tự nhiên giúp giảm cảm giác ngứa và làm dịu da.

Mẹo dân gian chữa mẩn ngứa cho bé

Lưu ý rằng, trong việc áp dụng các biện pháp này, quan trọng nhất là đảm bảo tính an toàn và không gây kích ứng cho da của trẻ. Nếu các triệu chứng mẩn ngứa của bé không thuyên giảm hay có phần chuyển biến nặng hơn. 

3. Chọn lựa mỹ, hóa phẩm chăm sóc da phù hợp cho bé

Mẹ nên hạn chế việc sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da cho trẻ. Thay vào đó, nên ưu tiên các loại sữa tắm có thành phần chiết xuất từ tự nhiên, giúp làm mát da và phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ. Khi chọn lựa xà phòng, nước giặt hay nước xả vải cho trẻ, mẹ cần thực hiện nghiên cứu kỹ lưỡng và chọn những sản phẩm chuyên biệt dành riêng cho trẻ, có thành phần dịu nhẹ và an toàn.

4. Điều chỉnh dinh dưỡng hợp lý

Nếu dị ứng thực phẩm là nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa, mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống phù hợp với cơ địa của bé. Ví dụ, nếu trẻ có phản ứng dị ứng với sữa bò, mẹ có thể chuyển sang sử dụng loại sữa không chứa lactose. Trong trường hợp, bé dị ứng với hải sản, mẹ nên loại bỏ hải sản đó khỏi thực đơn của trẻ. Nếu trẻ có dị ứng với một loại thuốc nào đó, mẹ cũng cần thảo luận với bác sĩ để có sự thay đổi hoặc chuyển sang loại thuốc phù hợp hơn.

5. Thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định

Nếu tình trạng mẩn ngứa ở trẻ ngày càng trở nên nghiêm trọng và không có dấu hiệu giảm. Ba mẹ cần đưa bé đến thăm bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Dựa vào tình trạng cụ thể của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và kê đơn thuốc điều trị mẩn ngứa phù hợp. Quan trọng nhất là mẹ không nên tự ý mua thuốc và chữa bệnh cho bé tại nhà mà không có hướng dẫn của bác sĩ.

 Thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định

Lời kết: Trên đây là chia sẻ của Nature’s Way xoay quanh chủ đề “Trẻ em bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người cần làm gì?”. Hy vọng với những thông tin được chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ về tình trạng trên của con. Cũng như có phương pháp can thiệp, xử lý kịp thời, giúp bé luôn khỏe mạnh. 

Nếu còn bất kỳ vấn đề gì khúc mắc, hãy liên hệ với Nature’s Way qua hotline: 1900 63 69 11