Nội dung

I. Nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm

   1.1 Do dị ứng thời tiết

   1.2 Do ăn uống

   1.3 Do trẻ có tiền sử bị viêm da cơ địa

   1.4 Do trẻ bị bệnh tổ đỉa

   1.5 Do vệ sinh kém

   1.6 Do da thiếu nước

   1.7 Do mắc các bệnh về gan

II. Trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm có nguy hiểm không?

III. Cách điều trị trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm

   3.1 Thay đổi môi trường và thói quen sinh hoạt của trẻ

   3.2 Áp dụng các mẹo dân gian giảm ngứa tại nhà

   3.3 Sử dụng thuốc Tây

IV. Biện pháp phòng tránh ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm

I. Nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm

Trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm có thể là do một trong các nguyên nhân sau:

1.1 Do dị ứng thời tiết

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm ở trẻ em. Bởi khi thời tiết thay đổi đột ngột sẽ khiến hệ miễn dịch của bé suy giảm, chưa kịp thích nghi ngay với môi trường xung quanh. Vì thế, những kháng thể sẽ chống đối lẫn nhau, tiết ra chất gây ngứa như: histamin và serotonin. Nếu ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm do dị ứng thời tiết thì trẻ còn xuất hiện thêm những biểu hiện như: sổ mũi, hắt hơi liên tục, mắt đỏ, sốt nhẹ vào buổi chiều hoặc tối.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm

1.2 Do ăn uống

Những trẻ có cơ địa dị ứng với một số loại thức ăn như: thịt bò, trứng, hải sản,…sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa lòng tay, bàn chân hoặc ngứa toàn thân. Ngoài ra, các bé còn gặp phải một số triệu chứng như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy hơi, ngứa miệng, chán ăn.

1.3 Do trẻ có tiền sử bị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một dạng của viêm da mãn tính, liên quan đến rối loạn hệ miễn dịch và yếu tố di truyền. Vì thế, khi trẻ có tiền sử bị viêm da cơ địa thì bất kỳ yếu tố nào tác động cũng dẫn đến biểu hiện như: ngứa lòng bàn tay, bàn chân ở trẻ em, xuất hiện những nốt ban màu đỏ, thậm chí là có cả hiện tượng dày sừng, bong vảy,…

Nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm

1.4 Do trẻ bị bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa (hay còn gọi là chàm tổ đỉa) là một dạng viêm da mãn tính, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mụn nước, gây ngứa ở lòng bàn tay và bàn chân. Bệnh này thường xuất hiện vào mùa hè nắng nóng và dễ tái phát theo tuần trăng. Vì thế, khi trẻ bị nổi mẩn ngứa lòng bàn tay, bàn chân đi kèm với triệu chứng nổi mụn nước thì rất có thể trẻ đã mắc bệnh tổ đỉa. Căn bệnh này khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu vô cùng nên trẻ thường xuyên gãi da, dẫn đến việc nốt mụn nước bị vỡ, gây viêm nhiễm và thậm chí là nhiễm trùng nghiêm trọng.

1.5 Do vệ sinh kém

Trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm cũng có thể khởi phát từ nguyên nhân vệ sinh kém. Thói quen này có thể khiến bụi bẩn, dầu thừa tích tụ lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm sinh sôi, nảy nở gây ngứa ngáy và khó chịu. Nguyên nhân này được xem là có mức độ nhẹ và dễ dàng khắc phục. Tuy nhiên, nếu để kéo dài có thể tiến triển và gây ra các bệnh lý về da liễu như: nấm da, ghẻ, lang ben, hắc lào,…

Nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm

1.6 Do da thiếu nước

Trẻ có làn da khô bẩm sinh có thể bị ngứa lòng bàn tay, bàn chân về đêm nếu da không được cấp nước đầy đủ. Hiện tượng mất nước này khiến da trở nên khô căng, thô ráp và gây ngứa ngáy.

1.7 Do mắc các bệnh về gan

Trẻ bị ngứa lòng bàn tay, bàn chân về đêm không chỉ đơn thuần là dấu hiệu của bệnh da liễu. Nhiều trường hợp, biểu hiện ngứa ngáy còn là sự báo động của các bệnh lý về gan như: nóng gan, xơ gan, tắc mật,…Đặc biệt, những triệu chứng của bệnh về gan thường trở nặng vào buổi tối, còn buổi sáng và trưa những triệu chứng này dần thuyên giảm.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm

II. Trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm có nguy hiểm không?

Trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp do dị ứng thời tiết, da thiếu nước, vệ sinh kém,…thì triệu chứng này sẽ nhanh chóng được cải thiện nếu chăm sóc đúng cách. Còn nếu nguyên nhân là do các vấn đề về da liễu như: viêm da cơ địa, tổ đỉa,…thì trẻ cần được điều trị để giảm triệu chứng và ngăn chặn tình trạng bùng phát ở vùng da bị tổn thương.

Trong trường hợp, ba mẹ nghi ngờ trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm là do các bệnh lý về gan thì bạn nên chủ động đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để kiểm tra và điều trị kịp thời. Nếu để tình trạng này kéo dài, trẻ có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm túi mật, viêm đường mật, viêm mủ đường mật, áp xe gan, chảy máu đường mật, nhiễm trùng huyết,…

Trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm có nguy hiểm không

III. Cách điều trị trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh để có thể áp dụng các biện pháp điều trị sau:

3.1 Thay đổi môi trường và thói quen sinh hoạt của trẻ

Môi trường và thói quen sinh hoạt của trẻ có thể gây ra tình trạng trẻ bị ngứa lòng bàn tay, bàn chân về đêm. Vì thế, để khắc phục triệu chứng này, ba mẹ nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ: Ba mẹ nên vệ sinh thân thể cho trẻ bằng nước ấm và sữa tắm dịu nhẹ. Không nên cho trẻ tắm quá lâu, thời gian tắm tối đa là 10 phút. Sau khi tắm xong, ba mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm lên toàn thân cho trẻ, đặc biệt là vùng kẽ ngón tay, ngón chân.

  • Chế độ ăn uống hợp lý: Hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm gây dị ứng như: thịt bò, trứng, hải sản,…nếu bé có cơ địa dị ứng. Ngoài ra, ba mẹ cũng không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm cay nóng vì những loại thức ăn này dễ gây ngứa, nhiệt miệng và nổi mụn nhọt.

  • Vệ sinh môi trường xung quanh: Ba mẹ cần phải giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, đảm bảo nhà cửa luôn được sạch sẽ, thoáng mát để tạo môi trường sống lành mạnh cho con. Đặc biệt, thường xuyên giặt chăn ga, gối đệm để loại bỏ tối đa bụi bẩn, vi khuẩn. Đồng thời, tránh cho bé tiếp xúc với lông chó, lông mèo.

cách điều trị trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm

3.2 Áp dụng các mẹo dân gian giảm ngứa tại nhà

Nếu trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm ở mức độ nhẹ, ba mẹ có thể áp dụng các biện pháp dân gian sau để giảm ngứa và cải thiện tình trạng da cho bé.

  • Thoa kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm có tác dụng cấp ẩm, làm mềm da. Từ đó, làm giảm ngứa và ngăn ngừa tình trạng bong tróc da cho bé.

  • Ngâm tay, ngâm chân bằng nước lá khế: Lá khế có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và sát trùng da. Vì thế, ba mẹ nên ngâm tay, ngâm chân bằng lá khế cho trẻ 1 ngày/lần để giảm ngứa. Cách thực hiện là chuẩn bị 200g lá khế tươi, sau đó rửa sạch, vò nát, đun sôi cùng với 1 lít nước. Sau khi nước nguội bớt, ba mẹ ngâm tay ngâm chân cho bé trong khoảng 15 – 20 phút.

  • Chườm lá kinh giới: Lá kinh giới có tác dụng giảm ngứa, sát trùng, làm dịu da. Ba mẹ chuẩn bị một nắm lá kinh giới, rửa sạch, để ráo nước rồi cho lên chảo, rang đến khi héo. Đợi lá kinh giới nguội bớt rồi chườm trực tiếp vào lòng bàn tay, bàn chân cho bé.

Các biện pháp dân gian có ưu điểm là dễ thực hiện, chi phí thấp nhưng hiệu quả giảm ngứa thường chậm và không cao. Vì thế, khi trẻ bị ngứa lòng bàn tay, bàn chân về đêm kéo dài hoặc có dấu hiệu nặng hơn, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách điều trị trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm

3.3 Sử dụng thuốc Tây

Sử dụng thuốc tây là phương pháp điều trị ngứa lòng bàn tay, bàn chân cho trẻ về đêm phổ biến nhất hiện nay. Sau khi thăm khám da, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và kê đơn một trong những loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng histamin H1: Là loại thuốc giúp ức chế quá trình giải phóng histamin. Từ đó làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, nổi mẩn đỏ trên da.

  • Thuốc chứa Corticoid: Thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, thúc đẩy các tổn thương da nhanh lành hơn.

  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm kèm viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Thuốc Tây có hiệu quả nhanh chóng trong việc điều trị tình trạng trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm. Tuy nhiên, ba mẹ cần phải cẩn trọng khi cho bé sử dụng thuốc Tây. Vì chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn,…Để đảm bảo an toàn cho bé, ba mẹ nên tuân thủ tuyệt đối theo đơn thuốc được kê của bác sĩ. Đồng thời, theo dõi tình trạng bệnh của bé để báo ngay cho bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường trên da.

Cách điều trị trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm

IV. Biện pháp phòng tránh ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm

Ba mẹ nên chủ động phòng ngừa tình trạng ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm cho trẻ bằng các biện pháp hữu hiệu sau:

  • Luôn giữ cơ thể bé sạch sẽ, đặc biệt là vùng bàn tay, bàn chân.

  • Bôi kem dưỡng ẩm lên toàn bộ cơ thể trẻ, đều đặn mỗi ngày.

  • Cho bé uống đủ nước mỗi ngày để tránh làm mất nước khiến da khô ngứa, bong tróc.

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như: ổi, cam, dâu tây, cà chua,…giúp kháng viêm, tăng miễn dịch và giảm ngứa ngáy trên da cho trẻ.

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có khả năng chống oxy hóa như: lựu, yến mạch, dầu oliu để giảm triệu chứng ngứa trên da bé, ngăn ngừa viêm đỏ, lão hóa da cho bé.

  • Bổ sung thực phẩm giàu omega 3 giúp làm lành nhanh tổn thương trên da.

  • Hạn chế cho trẻ ăn đồ chiên rán, dầu mỡ, hải sản, trứng, đậu phộng,…Vì chúng có thể gây ngứa và viêm nghiêm trọng hơn.

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với những yếu tố gây ngứa như: bụi phấn hoa, đất, nước bẩn, lông vật nuôi, một số hóa chất tẩy rửa công nghiệp,…

Trên đây là các nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ bị ngứa lòng bàn tay bàn chân về đêm. Hy vọng với những thông tin mà Nature's Way Việt Nam vừa chia sẻ sẽ giúp ba mẹ biết cách chăm sóc cho trẻ. Từ đó, giúp bệnh nhanh chóng khỏi, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.

* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Chịu trách nhiệm kiểm duyệt nội dung: Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Nguyễn Đình Bách