Nội dung

I. Mốc phát triển của bé 6 tháng tuổi

II. Bé 6 tháng biết làm gì?

1. Phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc

2. Phát triển kỹ năng giao tiếp

3. Phát triển thể chất

4. Phát triển giác quan

5. Phát triển nhận thức

III. 6 tháng tuổi chưa cứng cổ có đáng lo?

IV. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi

I. Mốc phát triển của bé 6 tháng tuổi

Trước khi tìm hiểu trẻ 6 tháng biết làm gì, ba mẹ cần biết đến một số chỉ số phát triển cơ bản của trẻ. Trong những tháng đầu tiên sau khi sinh, theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ là một hoạt động quan trọng để đánh giá sức khỏe và sự phát triển của bé.

Thông thường, trọng lượng của em bé mới sinh dao động trong khoảng 3.2 - 3.8kg. Trong 3 tháng đầu, trẻ thường tăng cân nhanh. Tốc độ tăng cân của con sẽ  khoảng 1kg - 1,2kg mỗi tháng. Sau đó, tốc độ  này có giảm đi, dao động khoảng 0,5kg-0,6kg trong 3 tháng tiếp theo. 

Trẻ 6 tháng biết làm gì?

Vì vậy, cân nặng của trẻ 6 tháng tuổi có thể gấp đôi so với lúc mới sinh. Tuy nhiên, mỗi em bé phát triển theo cách riêng biệt và bị ảnh hưởng từ yếu tố giới tính. Một em bé sinh đủ tháng, khỏe mạnh và phát triển bình thường khi được 6 tháng tuổi sẽ có cân nặng và chiều cao ổn định theo mức tiêu chuẩn sau:

Cân nặng:

  • Em bé gái 6 tháng tuổi thường nặng từ 6.5 đến 8.3kg.
  • Em bé trai 6 tháng tuổi thường nặng từ 7.1 đến 8.9kg.

Chiều cao:

  • Em bé gái 6 tháng tuổi có chiều cao chuẩn khoảng 65.7cm.
  • Em bé trai 6 tháng tuổi có chiều cao chuẩn khoảng 67.6cm.

II. Bé 6 tháng biết làm gì?

1. Phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc

  • Nhận biết người thân quen: Bé sẽ dần nhận ra và cảm thấy thoải mái khi được những người thân bế. Ngược lại, bé sẽ thể hiện sự không thoải mái, quấy khóc khi tiếp xúc với những người lạ.
  •  Ham chơi: bé 6 tháng tuổi thể hiện  sự thích thú và ham chơi, đặc biệt là với bố mẹ, anh chị em hoặc những người chăm sóc bé.
  • Biểu hiện đa dạng: Trong giai đoạn này, bé sẽ phát triển nhiều biểu cảm khác nhau. Bạn có thể quan sát bé biểu hiện những vẻ mặt khác nhau để diễn đạt cảm xúc khi đói, buồn ngủ, khó chịu.
  • Đáp lại cảm xúc và thể hiện sự vui buồn tùy vào tình huống và cảm nhận của con.

Trẻ 6 tháng biết làm gì?

2. Phát triển kỹ năng giao tiếp

  • Bé hiểu khi được ba mẹ hay người thân gọi tên.
  • Bé sẽ phát ra những âm thanh để diễn đạt tâm trạng của mình. Dựa vào ngữ điệu âm thanh và biểu cảm trên khuôn mặt để ba mẹ biết được con đang vui hay khó chịu.
  • Bé bập bẹ phát ra âm thanh để cùng tương tác và trò chuyện với ba mẹ.

Trẻ 6 tháng biết làm gì?

3. Phát triển thể chất

  • Phối hợp tay và mắt trong các hoạt động: 6 tháng tuổi, bé có thể phối hợp giữa tay và mắt để cầm nắm hoặc chơi đùa với mọi thứ xung quanh.
  • Cải thiện nhận thức và tầm nhìn: tầm nhìn của bé đã phát triển đáng kể, giúp bé có khả năng phân biệt màu sắc và khoảng cách của sự vật, hiện tượng xung quanh.
  • Ngồi mà không cần sự hỗ trợ: Với sự phát triển mạnh mẽ của cơ lưng, bé ở độ tuổi 6 tháng có khả năng ngồi mà không cần sự hỗ trợ. Tuy nhiên, bé vẫn chưa thể chuyển động từ tư thế bò hoặc nằm sang tư thế ngồi.

Trẻ 6 tháng biết làm gì?

4. Phát triển giác quan

  • Bé rất mong muốn cảm nhận mọi thứ bằng cách chạm vào thức ăn, đồ chơi, nước và các đối tượng khác để cảm nhận chúng.
  • Tầm nhìn của bé phát triển tốt hơn, giúp bé quan sát và nhận biết đa dạng các vật xung quanh.
  • Bé bắt đầu cầm đồ vật hoặc đồ chơi bằng cả hai tay, cho chúng vào miệng và gặm.
  • Khi được vỗ về trong vòng tay của người lớn, bé đã cảm nhận được tình yêu thương.

Trẻ 6 tháng biết làm gì?

5. Phát triển nhận thức

  • Tò mò nhiều hơn: Em bé của bạn sẽ trở nên tò mò về mọi thứ xung quanh, mong muốn khám phá mọi thứ. Bên cạnh đó, bé sẽ sử dụng tay để chạm vào, giữ và cảm nhận những vật, người mà bé thấy thu hút.
  • Bắt chước âm thanh nghe được: Khoảng 6 tháng tuổi, bé sẽ phát triển khả năng bắt chước âm thanh tốt hơn nhiều so với giai đoạn trước.
  • Nhận biết và đáp lại khi được gọi tên: Bé sẽ có những hành động như ngoảnh lại, ngước đầu khi được nghe ba mẹ hoặc người thân gọi tên.
  • Bắt đầu phát âm một số âm thanh cơ bản: Bé giai đoạn này phát âm một số âm cơ bản như nguyên âm (u, a) và phụ âm (bờ, ơ). 

Trẻ 6 tháng biết làm gì?

III. 6 tháng tuổi chưa cứng cổ có đáng lo?

Thực tế, có nhiều trường hợp trẻ 6 tháng tuổi vẫn chưa đủ cứng cổ. Do đó gây hạn chế trong các hoạt động như lật, giữ đầu vững, đứng bằng hai chân và các hoạt động khác. Tuy nhiên, chậm phát triển ở độ tuổi này không phải là lý do lo ngại lớn. Nhưng cũng có trường hợp trẻ chậm phát triển do gặp một số vấn đề về sức khỏe. Do đó, nếu trẻ 6 tháng tuổi có những biểu hiện dưới đây, thì việc ba mẹ cho bé đi khám bác sĩ là rất cần thiết.

  • Phản xạ phòng vệ vùng cổ: Xảy ra khi đầu của bé, khi đang nằm ngửa và thả lỏng, bị chuyển sang một bên. Trong tư thế này, cánh tay ở phía đầu sẽ mở ra xa cơ thể và bàn tay mở hơi. Còn cánh tay ở phía bên kia sẽ gập lại và nắm chặt, tạo ra tư thế giống như đang giữ thanh kiếm. Phản xạ này thường biến mất khi trẻ đạt đến khoảng 5 tháng tuổi.
  • Trẻ không thể tự lật người từ bên này sang bên kia.
  • Chưa thể ngồi đứng ngay cả khi có sự hỗ trợ từ người khác.
  • Rướn chỉ bằng một tay, trong khi tay kia nắm chặt.

Trẻ 6 tháng biết làm gì?

IV. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi

Trẻ 6 tháng tuổi đã phát triển nhiều kỹ năng và rất hiếu động. Vì vậy, quá trình chăm sóc bé cần sự chú ý đặc biệt từ phía ba mẹ. Một số vấn đề ba mẹ cần lưu ý như:

  • Theo dõi sự phát triển: Ba mẹ nên chú ý theo dõi sự phát triển của bé, quan sát xem bé có đạt được các mốc quan trọng như ngồi vững, bắt đầu bập bẹ, hoặc phản ứng với âm thanh không. Nếu có bất kỳ lo lắng nào, việc đưa bé đi khám sức khỏe sớm sẽ là quan trọng.
  • Giữ vệ sinh không gian sống: Do bé có thể đặt mọi thứ vào miệng, mẹ cần duy trì vệ sinh sạch sẽ trong nhà, đặc biệt là đồ chơi của bé, để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng.
  • Kiểm tra vật dụng tiếp xúc: Ba mẹ cần chú ý và tuyệt đối không để bé chơi với những đồ vật nhỏ có thể gây hóc hoặc nghẹt thở. Ngoài ra, tránh để bé tiếp xúc với những vật sắc nhọn có thể làm tổn thương bé.

Trẻ 6 tháng biết làm gì?

Lời kết: Trên đây là chia sẻ của Nature's Way về chủ đề "bé 6 tháng biết làm gì?". Hy vọng với những thông tin được chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về sự phát triển của con. Từ đó có những phương pháp nuôi dạy và chăm sóc bé phù hợp. Chúc ba mẹ có hành trình đồng hành cùng bé lớn khôn thật hạnh phúc nhé.

>>> Đừng quên theo dõi trang tin tức của Nature's Way để cập nhật những tin tức sức khỏe hữu ích cho bé nhé!