Nội dung

I. Trẻ 1 tuổi biết làm gì?

1. Phát triển kỹ năng xã hội

2. Phát triển ngôn ngữ giao tiếp

3. Phát triển về nhận thức

4. Phát triển khả năng vận động

II. Các kỹ năng cần phát triển ở trẻ 1 tuổi

III. Bí quyết dạy bé 1 tuổi thông minh

IV. Cách chăm sóc bé 1 tuổi phát triển tốt

I. Trẻ 1 tuổi biết làm gì? 

1. Phát triển kỹ năng xã hội

  • Nhút nhát và lo sợ khi gặp người lạ: Trẻ 1 tuổi thường có biểu hiện nhút nhát và lo sợ khi phải tiếp xúc với những người lạ, người bé không quen.
  • Khóc khi ba mẹ rời đi: Trẻ rất quấn ba mẹ, đặc biệt là khi ra khỏi nhà. Và bé cảm thấy không an toàn khi họ rời đi.
  • Yêu thích người và vật thân thiết: Trẻ đã phát triển khả năng yêu thích và tạo ra các liên kết tình cảm với một số món đồ hoặc người quen, thân thuộc với con.
  • Muốn nghe kể chuyện: Trẻ biết đưa cho bạn một cuốn sách khi muốn nghe đọc truyện, cho thấy sự quan tâm và thích thú khi được người lớn đọc sách cho.
  • Lặp lại âm thanh hoặc hành động để gây sự chú ý: Bé 1 tuổi đã có khả năng lặp lại âm thanh hoặc hành động để thu hút sự chú ý của người lớn.
  • Đưa tay hoặc chân ra khi mặc quần áo: Bé đã học cách hợp tác khi mặc quần áo, đưa tay hoặc chân ra để giúp bạn mặc cho bé.
  • Chơi trò chơi như "ú òa" hoặc vỗ tay: Trẻ đã phát triển khả năng tham gia các trò chơi đơn giản như "ú òa" hoặc vỗ tay. Đây là biểu hiện cho sự linh hoạt trong tư duy và tương tác xã hội.

Trẻ 1 tuổi biết làm gì?

2. Phát triển ngôn ngữ giao tiếp

  • Đáp lại yêu cầu bằng giọng nói: Trẻ có khả năng đáp lại những yêu cầu đơn giản bằng cách sử dụng giọng nói, thể hiện sự bé hiểu điều bạn nói và tạo ra những giao tiếp cơ bản.
  • Sử dụng cử chỉ đơn giản: Trẻ biết sử dụng cử chỉ đơn giản như lắc đầu để thể hiện sự từ chối. Hoặc vẫy tay để biểu lộ tạm biệt, thể hiện khả năng giao tiếp không chỉ qua ngôn ngữ mà còn qua cử chỉ.
  • Tạo ra âm thanh bập bẹ giống giọng nói: Trẻ phát triển khả năng tạo ra những âm thanh bập bẹ ngày càng giống với giọng nói. Cách này làm tăng tính tương tác trong quá trình giao tiếp.
  • Phát âm từ ngữ đơn lẻ: Trẻ 1 tuổi thường có khả năng phát âm được những từ ngữ đơn lẻ như "ba, mẹ...". Và thường cố gắng bắt chước những từ ngữ mà người lớn sử dụng, thể hiện những tiến triển trong việc học ngôn ngữ.

Trẻ 1 tuổi biết làm gì?

3. Phát triển về nhận thức

  • Khám phá thông qua vận động hàng ngày: Trẻ thường sử dụng các cử động như lắc, vung tay đập hoặc ném đồ vật để khám phá thế giới xung quanh.
  • Tìm thấy đồ vật giấu đi: Trong quá trình chơi đùa, trẻ có khả năng dễ dàng tìm thấy những đồ vật được giấu đi, thể hiện sự tò mò và khả năng quan sát tốt.
  • Bắt chước cử chỉ của người lớn: Trẻ 1 tuổi có khả năng bắt chước những cử chỉ của người lớn, thể hiện sự học hỏi tự nhiên rất nhanh.
  • Sử dụng đồ vật đúng cách: Trẻ biết sử dụng một số đồ vật đúng cách như cầm ly nước để uống, cầm lược để chải tóc. Đây đều là kết quả bé quan sát và bắt chước trong hoạt động hàng ngày của người lớn.
  • Vỗ đồ vật vào nhau khi chơi: Trẻ có khả năng cầm 2 đồ vật và vỗ chúng vào nhau khi chơi đồ chơi. Cách này giúp trẻ tương tác, khám phá và có những sáng tạo với món đồ chơi của mình.
  • Đặt đồ vật vào thùng/xô và lấy ra: Trẻ biết đặt đồ vật vào một thùng/xô chứa đồ. Và sau đó lại lấy ra, thể hiện khả năng biết sắp xếp và sử dụng đồ vật đúng.
  • Cầm nắm và buông bỏ đồ vật: Trẻ không chỉ biết cầm nắm đồ vật mà còn biết buông bỏ hoặc đưa đồ vật cho người khác. Hành động này thể hiện sự linh hoạt và khả năng chia sẻ với những người xung quanh.

Trẻ 1 tuổi biết làm gì?

4. Phát triển khả năng vận động

  • Tự ngồi mà không cần sự trợ giúp: Trẻ 1 tuổi có khả năng tự ngồi mà không cần sự hỗ trợ từ người lớn. Hành động này giúp trẻ thể hiện sự độc lập trong khả năng tự chủ về tư thế ngồi.
  • Tự đứng dậy và bước đi với sự hỗ trợ: Trẻ có khả năng tự đứng dậy và sử dụng tay để bám vào đồ đạc để bước đi. Điều này thể hiện sự phát triển về thể chất và kỹ năng vận động của bé.
  • Tự đứng một mình hoặc bước chập chững mà không cần sự hỗ trợ: Một số trẻ 1 tuổi có thể tự đứng một mình. Hoặc thậm chí bước chập chững vài bước mà không cần phải dựa vào bất kỳ sự hỗ trợ nào từ người lớn.

Trẻ 1 tuổi biết làm gì?

II. Các kỹ năng cần phát triển ở trẻ 1 tuổi

1. Khéo léo hơn trong các hoạt động

Phương pháp giáo dục hiệu quả cho trẻ 1 tuổi là tạo điều kiện để bé phát triển các kỹ năng cá nhân. Sự khéo léo của bé có thể thể hiện qua khả năng bé tự cầm nắm đồ vật mà bé yêu thích. Điều này giúp bé trở nên tự chủ hơn trong các hoạt động hàng ngày và phát triển khả năng tự lập khi lớn lên.

2. Kích thích trí tưởng tượng cho bé

Để giúp bé 1 tuổi phát triển trí tưởng tượng, ba mẹ có thể cho bé tham gia hoạt động vẽ tranh. Việc chơi đùa với những nét vẽ nguệch ngoạc hay màu sắc sặc sỡ giúp kích thích trí tưởng tượng của trẻ được tốt hơn.

3. Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe là hoạt động hiệu quả để đánh giá mức độ tập trung của trẻ. Ngoài ra, trong giao tiếp ba mẹ nên sử dụng từ ngữ đơn giản giúp bé dễ dàng tiếp thu hơn. Bằng cách này, khả năng lắng nghe của bé sẽ được cải thiện. Từ đó nâng cao khả năng tập trung của con.

III. Bí quyết dạy bé 1 tuổi thông minh

1. Tạo cơ hội cho bé khám phá môi trường xung quanh

Ba mẹ có biết, bằng cách tiếp xúc với môi trường, não bộ của bé bắt đầu quá trình thu thập thông tin. Qua những trải nghiệm trong cuộc sống, trẻ sẽ mở rộng hiểu biết và nhận thức về những điều diễn ra xung quanh. Điều này không chỉ thúc đẩy sự phát triển tư duy mà còn làm tăng cường trí thông minh của bé theo thời gian.

Trẻ khám phá thế giới

2.Tôn trọng bé

Nhiều phụ huynh có cách dạy con khá cứng nhắc và nghiêm khắc. Tuy nhiên, giai đoạn 1 tuổi là thời kỳ tâm lý của trẻ bắt đầu hình thành. Việc áp đặt ý kiến của người lớn lên trẻ không phải là cách nuôi dạy con khoa học. Bởi trẻ rất cần được tôn trọng. Thay vào đó, cha mẹ nên khuyến khích bé thể hiện ý kiến, sở thích riêng của mình để phát triển tính tự lập, tự tin và sự tự chủ từ sớm.

Ba mẹ nên tôn trọng con

3. Giao tiếp nhẹ nhàng với con

Trong quá trình giáo dục trẻ 1 tuổi, ba mẹ nên sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng với con. Bởi vì trẻ nhỏ thường dễ bắt chước lời nói của cha mẹ. Nếu ba mẹ lớn tiếng hay quát tháo, dùng những từ ngữ có tính thô bạo. Con cũng sẽ dần dần hình thành các thói quen, tính cách nóng giận từ nhỏ và rất khó sửa sau này.

4. Dạy con vừa học, vừa chơi

Hiện nay, nhiều phụ huynh thường sử dụng iPad hoặc điện thoại thông minh để giáo dục trẻ 1 tuổi. Việc sử dụng quá nhiều khiến bé dễ bị tách biệt và không mong muốn tương tác với người khác. Để ngăn chặn tình trạng này, cha mẹ cần kiểm soát nội dung mà con xem, ưu tiên chỉ cho bé xem những chương trình có tính giáo dục. Hoặc đưa bé đến những nơi như công viên, sở thú để con được mở mang tầm mắt với thế giới bên ngoài.

Trẻ 1 tuổi biết làm gì?

5. Giải đáp sự tò mò của con

Một trong những phương pháp giáo dục thông minh cho trẻ 1 tuổi là cùng bé khám phá những điều bé quan tâm. Trẻ nhỏ, đặc biệt là ở độ tuổi 1, thường có sự tò mò về tất cả mọi thứ xung quanh.Khi đó, ba mẹ cần ngồi lại với con và cùng bé giải quyết những thắc mắc này. Hành động này sẽ thúc đẩy khả năng tìm kiếm và khám phá của trẻ. Từ đó giúp bé giải đáp được sự tò mò và học hỏi thêm được nhiều thứ hay ho.

IV. Cách chăm sóc bé 1 tuổi phát triển tốt

1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối cho trẻ

Trong những năm đầu đời, chế độ dinh dưỡng của trẻ cần được đặc biệt quan tâm để đáp ứng tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Mẹ nên đảm bảo rằng trẻ được bú đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức nếu mẹ không có đủ sữa. Đồng thời, việc xây dựng một chế độ ăn dặm khoa học là quan trọng để cung cấp đầy đủ dưỡng chất, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ.

Những thực phẩm ăn dặm được khuyến khích cho trẻ 1 tuổi bao gồm trứng, thịt gà, các loại đậu, bông cải xanh và trái cây phù hợp để đảm bảo nguồn dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Trẻ 1 tuổi biết làm gì?

2. Đảm bảo trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc

Việc đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho bé 1 tuổi rất quan trọng. Trẻ ở độ tuổi từ 12-15 tháng cần một khoảng thời gian ngủ khoảng 12-14 tiếng mỗi ngày. Thời gian lý tưởng để trẻ 1 tuổi đi ngủ nằm trong khoảng từ 18:00 đến 19:30 hàng ngày, giúp tạo ra một lịch trình ngủ ổn định. Bằng cách này, mẹ giúp duy trì một thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ, tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện và sức khỏe tổng thể của bé.

Trẻ 1 tuổi biết làm gì?

3. Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ

Việc cho bé 1 tuổi đi tiêm phòng đầy đủ là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ ở độ tuổi 1 có hệ thống miễn dịch còn yếu. Do đó, việc tiêm phòng giúp củng cố hệ thống miễn dịch của trẻ. Giúp bảo vệ bé khỏi  vi khuẩn và virus gây bệnh. Ngoài ra, quá trình tiêm phòng cũng giúp xây dựng bộ nhớ miễn dịch, tạo ra kháng thể lâu dài, giúp con khôn lớn mạnh khỏe.

Trẻ 1 tuổi biết làm gì?

4. Bảo đảm an toàn cho bé khi di chuyển trong nhà

Trẻ 1 tuổi có nhu cầu khám phá thế giới xung quanh rất cao. Vì vậy, quan sát và đảm bảo an toàn cho bé khi di chuyển trong nhà trở thành ưu tiên quan trọng. Mẹ cần đảm bảo rằng không gian mà bé hoạt động và vui chơi không có các vật dụng gây nguy hiểm. Cụ thể như ổ cắm điện, dây điện, các vật dụng sắc nhọn khác. Đồng thời, môi trường sống của bé trong lành, không gây hại với sức khỏe. Điều này giúp đảm bảo, bé có thể vui chơi và an toàn khi khám phá thế giới xung quanh mình.

Trẻ 1 tuổi biết làm gì?

Lời kết: Trên đây là chia sẻ của Nature's Way xoay quanh chủ đề trẻ 1 tuổi biết làm gì? Hy vọng thông qua bài viết, ba mẹ hiểu hơn về sự phát triển của bé 1 tuổi. Đồng thời có những điều chỉnh trong phương pháp dạy bé sao cho phù hợp.

>>>Theo dõi ngay trang tin tức của Nature’s Way để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác, ba mẹ nhé!