Nội dung

I. Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh là gì?

II. Rung lắc trẻ sơ sinh nguy hiểm thế nào?

III. Có nên rung lắc trẻ sơ sinh khi ngủ?

IV. Phòng ngừa hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh

I. Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh là gì?

Nhiều trẻ sơ sinh đang phải đối mặt với hội chứng rung lắc, tình trạng này xảy ra phổ biến ở những em bé dưới 2 tuổi và nó xảy ra nghiêm trọng ở những bé từ 6-8 tháng tuổi. Bởi, giai đoạn này cơ thể của bé chưa đủ cứng cáp như người trưởng thành và não bộ trẻ chưa hoàn thiện. 

Khi bé bị rung lắc thường xuyên sẽ khiến não va chạm với xương sọ và gây tổn thương nặng nề cho não. Hậu quả của hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ được bác sĩ ví rằng tương tư như việc chấn thương sọ não ở người trưởng thành. 

Rung lắc trẻ sơ sinh

II. Rung lắc trẻ sơ sinh nguy hiểm thế nào?

Không thể phủ nhận rằng hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh là vấn đề rất nghiêm trọng, mang đến nhiều hậu quả tiêu cực cho sức khỏe và phát triển của bé. Đặc biệt, nó tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm đối với sự phát triển thể chất, trí tuệ của bé.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cảnh báo rằng hội chứng rung lắc có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thị giác, thính giác, cuộc sống hàng ngày và tương lai của bé. Ngoài ra, trẻ có thể gặp những khó khăn trong ngôn ngữ, hạn chế khả năng tập trung. Và thậm chí trẻ có thể mắc động kinh do hội chứng rung lắc gây nên.

Rung lắc trẻ sơ sinh

Một số hậu quả nghiêm trọng do tình trạng trên gây nên, cần kể đến:

  • Tụ máu dưới màng cứng của não gây nên áp lực và chấn thương cho não bộ.
  • Tụ máu dưới nhện tăng áp lực và gây tổn thương cho não.
  • Chấn thương trực tiếp trên bề mặt não khi não va chạm vào mặt trong bản sọ, có thể gây ra các những tổn thương nghiêm trọng.
  • Gây đứt gãy, xé rách các nhánh tế bào thần kinh của não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thần kinh.
  • Nứt vỡ xương sọ có thể xảy ra khi đầu trẻ va chạm hoặc bị tác động lực mạnh.
  • Xuất huyết võng mạc có thể là một biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tầm nhìn của trẻ.

Để đưa ra chẩn đoán và điều trị kịp thời, các bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp chẩn đoán hiện đại như chụp X-quang, chụp MRI hoặc xét nghiệm máu. Kết quả này giúp bác sĩ đánh giá tình trạng não bộ và lập kế hoạch điều trị phù hợp cho từng trường hợp bệnh nhi.

III. Có nên rung lắc trẻ sơ sinh khi ngủ?

Rất nhiều gia đình có thói quen ru trẻ ngủ bằng cách đung đưa bé hay nói cách khác là rung lắc trẻ sơ sinh khi ngủ. Đây là một hành động rất không tốt và ẩn chứa nhiều nguy hiểm đối với trẻ. Đặc biệt với những em bé dưới 4 tháng tuổi, xương khớp của trẻ còn đang rất yếu. Việc rung lắc mạnh bé khi đang ngủ sẽ ảnh hưởng đến não bộ, gây tắc đường thở và gây nghẹt thở ở bé. 

Tốt nhất, ba mẹ nên tạo cho con không gian ngủ thật yên tĩnh, chỗ nằm và quần áo ngủ thoải mái. Chú ý trong lúc bé ngủ không nên gây tiếng ồn hoặc tác động lực đột ngột vào con.

IV. Phòng ngừa hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh

Rung lắc trẻ sơ sinh

Để phòng ngừa hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh, ba mẹ cần chú ý một số vấn đề dưới đây:

  • Cha mẹ cần nhớ rằng việc rung lắc, nhồi xóc, tung cao hoặc ném trẻ là hoàn toàn cấm kỵ và tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm.
  • Khi trẻ khóc, ba mẹ hay người chăm sóc cần phải giữ bình tĩnh, tránh tỏ ra nổi giận. Và tuyệt đối không rung lắc trẻ mạnh khi muốn dỗ dành hoặc muốn bé ngủ.
  • Các hành động xoay chuyển đầu trẻ đột ngột hay rung lắc nôi với lực mạnh, cần tránh để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
  • Bố mẹ và người thân không nên bế thốc ngược, xốc vác trẻ gấp gáp, tung hứng trẻ khi nô đùa. Trong lúc nóng giận, tuyệt đối không nên tát, đánh vào tai, đầu hay mặt trẻ.

Lời kết: Có thể thấy rung lắc trẻ sơ sinh tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm khôn lường. Do đó ba mẹ cần thật chú ý trong quá trình chăm sóc bé. Hy vọng với những thông tin được Nature's Way chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ba mẹ có thêm kiến thức về cách chăm con an toàn và hiệu quả hơn. Chúc ba mẹ thành công.