Nội dung

I. Chỉ số EQ là gì?

II. Các cấp độ của chỉ số EQ

III. Biểu hiện trẻ có chỉ số EQ thấp

IV. 8 cách rèn luyện EQ cho trẻ

1. Giúp trẻ hiểu rõ cảm xúc

2. Đồng cảm với con

3. Trò chuyện với con thường xuyên

4. Dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc

5. Không dạy trẻ chịu đựng và che giấu cảm xúc

6. Dạy bé thái độ sống lạc quan

7. Đọc sách cho bé

8. Bé chơi xếp hình

I. Chỉ số EQ là gì?

EQ là chỉ số trí tuệ cảm xúc, được dùng để đo lường về cảm xúc, khả năng tưởng tượng hay sáng tạo của một người. Theo các nghiên cứu chỉ ra, những người có chỉ số EQ cao là người biết điều tiết cảm xúc, có khả năng chịu được căng thẳng, áp lực của bản thân trong nhiều tình huống trong cuộc sống.

Nhờ kỹ năng quản lý cảm xúc cùng suy nghĩ thấu đáo, người EQ cao có cuộc sống tinh thần vui vẻ, lạc quan, có khả năng lãnh đạo và dễ gặt hái được thành công trong cuộc sống. Do đó, trong quá trình nuôi dạy con, ngoài tập trung phát triển IQ ba mẹ cũng nên phát triển EQ cho bé.

II. Các cấp độ của chỉ số EQ

Để dễ đánh giá sự phát triển EQ, cấp độ EQ được phân chia cơ bản theo các mốc dưới đây:

  • EQ < 84: đại diện cho những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc thấp, chiếm khoảng 16% trong tổng dân số thế giới. Việc áp dụng các phương pháp rèn luyện EQ cho trẻ ở mức độ này đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ phát triển của bé.
  • 85 ≤ EQ ≤ 115: đại diện cho những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc ở mức trung bình, chiếm phần lớn trong tổng số dân trên thế giới với tỷ lệ lên tới 68%. Đây là nhóm đối tượng có thể tận dụng các phương pháp rèn luyện EQ để cải thiện sự phát.
  • 116 ≤ EQ ≤ 130: đại diện cho những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc ở mức cao, chiếm khoảng 14% trong tổng dân số thế giới.
  • EQ > 131: đại diện cho chỉ số trí tuệ cảm xúc ở mức tối ưu, với chỉ khoảng 2% người trên thế giới đạt đến mức này. Đây là nhóm có khả năng quản lý siêu tốt về cảm xúc.

Chỉ số EQ của bé

Theo đó, chỉ số EQ của trẻ sẽ bao gồm các khía cạnh sau:

  • Khả năng nhận biết cảm xúc: Trẻ có khả năng nhận ra và xác định các cảm xúc của bản thân và của người khác.
  • Khả năng quản lý cảm xúc: Trẻ có khả năng tự điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc cá nhân tốt.
  • Khả năng chịu đựng thất bại: Trẻ có khả năng chấp nhận và học hỏi từ những trải nghiệm thất bại, tiếp tục nỗ lực phát triển.
  • Khả năng hiểu được cảm xúc của người khác: Trẻ có khả năng đọc hiểu và đồng cảm với cảm xúc của người khác.
  • Khả năng quản lý mối quan hệ: Trẻ có khả năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ với người khác một cách khéo léo và hiệu quả.

III. Biểu hiện trẻ có chỉ số EQ thấp

  • Mất bình tĩnh: Trẻ có chỉ số EQ thấp thường thể hiện sự mất bình tĩnh, tỏ ra tức giận, ăn vạ và khóc lớn khi không được đáp ứng nhu cầu cá nhân. 
  • Chỉ quan tâm đến cảm xúc của mình: Một dấu hiệu khác của chỉ số EQ thấp là bé ít quan tâm đến cảm xúc của người khác. Trẻ thường không biết thông cảm, đòi hỏi mọi thứ mà không quan tâm đến mọi người cảm nhận như thế nào.
  • Phàn nàn, hay đổ lỗi: Trẻ có chỉ số EQ thấp thường có xu hướng phàn nàn và đổ lỗi cho người khác. Đồng thời, bé có biểu hiện của việc thiếu trách nhiệm và sẵn sàng bới móc điểm yếu của người khác.
  • Chọc tức người khác: Trẻ có chỉ số EQ thấp có thể thường xuyên cố ý chọc tức người khác để thể hiện sự hiếu thắng của mình.
  • Không nghe lời: Bé luôn tỏ ra không nghe lời, tự làm theo ý mình và sẽ lăn ra ăn vạ nếu bị ép vào khuôn khổ.

Đối mặt với những biểu hiện này, việc hướng dẫn và điều chỉnh hành vi của trẻ là quan trọng để hỗ trợ bé phát triển một chỉ số EQ lành mạnh và có một nhân cách tốt trong tương lai.

Biểu hiện của bé có chỉ số EQ thấp

IV. 8 cách rèn luyện EQ cho trẻ

1. Giúp trẻ hiểu rõ cảm xúc

Các chuyên gia tâm lý trẻ em đã chỉ ra, con người sở hữu các nhóm cảm xúc cơ bản như hạnh phúc, buồn bã, tức giận, sợ hãi,... Đẻ có thể phát triển chỉ số EQ cho bé, con cần có khả năng hiểu và gọi tên được những cảm xúc của bản thân. Do đó, trong quá trình nuôi dạy trẻ, ba mẹ cần dạy con cách nhận biết cảm xúc của mình sao cho phù hợp.

2. Đồng cảm với con

Thay vì thường xuyên la mắng và khiển trách bé, bố mẹ nên học cách thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu đối với cảm xúc của con. Phương pháp này có tác dụng giúp bé phát triển chỉ số EQ hiệu quả. Quan trọng hơn, ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề, lắng nghe con chia sẻ trước khi đưa ra bất kỳ phê phán nào. Điều này giúp làm dịu tâm hồn non nớt của trẻ, mang đến sự an ủi và mang đến cho bé cảm xúc tích cực hơn.

Đồng cảm với con

3.Trò chuyện với con thường xuyên

Chỉ số EQ của bé sẽ phát triển khi bé là người biết kiềm chế cảm xúc tốt. Để phát triển EQ cho bé, bố mẹ nên dành nhiều thời gian để trò chuyện với con hưn. Đồng thời, cách này giúp bé cảm thấy bản thân được lắng nghe và thấu hiểu. Từ đó, làm tăng tình cảm của ba mẹ và bé. Do vậy, dù cuộc sống có bộn bề đến đâu ba mẹ nhớ dành thời gian yêu thương và chăm sóc con trẻ nhé.

4. Dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc

Trẻ có chỉ số EQ thấp khi bé không tự kiểm soát cảm xúc của bản thân. Do đó, ba mẹ cần dạy con các cách có thể kiềm chế cơn nóng giận. Ví dụ như bé có thể hít thở thật sâu hoặc đếm từ 1-10 trước khi quyết định nói hay hành động trong lúc đang tức giận.

Dạy bé cách kiểm soát cảm xúc

5. Không dạy trẻ chịu đựng và che giấu cảm xúc

Kiểm soát tốt cảm xúc và che giấu cảm xúc là hai khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, nó rất dễ nhầm lẫn. Để có thể giúp bé phát triển chỉ số EQ, ba mẹ nên dạy con kiểm soát tốt nhưng không che dấu cảm xúc thật của mình. Nếu con thấy khó chịu, có thể tâm sự mọi thứ với ba mẹ. 

6. Dạy bé thái độ sống lạc quan

Sự tích cực và tinh thần lạc quan đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chỉ số EQ của trẻ. Tính lạc quan giúp trẻ có tinh thần vững vàng đối mặt với những thách thức trong cuộc sống. Ngoài ra, việc dạy trẻ thấu hiểu về lòng vị tha, sự đồng cảm và sự bao dung trong cuộc sống cũng rất quan trọng. Phương pháp giáo dục này giúp con nhận thức vai trò và trách nhiệm của mình trong các hoạt động cộng đồng. 

7. Đọc sách cho bé

Việc đọc sách cho bé rất được khuyến khích trong quá trình nuôi dạy bé. Bởi đọc sách khiến thế giới quan của trẻ trở nên phong phú hơn. Bên cạnh đó, những câu chuyện, trang sách còn mang đến nhiều bài học tuyệt vời giúp trẻ hiểu hơn về tình yêu, hành động đẹp, đạo đức tốt để hình thành nhân cách sau này cho con.

Đọc sách cho trẻ

8. Bé chơi xếp hình

Các chuyên gia tâm lý trẻ em đã nhận xét, đồ chơi lắp ráp không chỉ giúp bé rèn luyện trí thông minh mà nó còn có tác dụng phát triển EQ của bé. Bởi lẽ, khi chơi trò chơi này, trẻ cần có sự tập trung rất cao cùng với đó là sự kiên nhẫn và bình tĩnh. Chỉ khi đó, trẻ mới có thể ghép được chính xác từng mảnh ghép. Cũng nhờ vậy mà khả năng rèn luyện cảm xúc của bé được cải thiện.

Lời kết: Trên đây là những chia sẻ của Nature's Way về các phương pháp rèn EQ cho trẻ. Hy vọng với những thông tin được chúng tôi cung cấp trong bài viết sẽ giúp ba mẹ có những phương pháp nuôi dạy trẻ hoạt bát, thông minh.

>>>Theo dõi ngay trang tin tức của Nature’s Way để cập nhật thêm nhiều tin sức khỏe trẻ em hữu ích nhé!