Nội dung:

I. 270 ngày trong bụng mẹ, con cần gì? 

II. Trong 24 tháng đầu đời, mẹ cần làm gì cho con? 

III. Những sai lầm hầu hết các mẹ đều mắc khi mang bầu và sinh con 

I. 270 NGÀY TRONG BỤNG MẸ, CON CẦN GÌ?

270 ngày trong bụng mẹ con cần được quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Nhưng đặc biệt ở đây là đúng cách chứ không phải đặc biệt bằng cách ăn nhiều, ngủ nhiều, muốn ăn gì thì ăn đấy…. Để con yêu phát triển toàn diện, để con yêu sinh ra khỏe mạnh mẹ đừng quên những điều dưới đây.

Mẹ hãy chú trọng dinh dưỡng trước khi mang bầu

Theo khuyến cáo của PGS.TS.BS Lê Bạch Mai các mẹ nên có kế hoạch mang thai cụ thể từ đó có chế độ dinh dưỡng trước thai kỳ hợp lý. Có sự chuẩn bị trước mang thai sẽ giúp quá trình mang thai thuận lợi hơn. Điều này là do trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ có thể gặp vấn đề về thai nghén khiến mẹ không ăn được sẽ khiến cơ thể mẹ và thai nhi thiếu chất. Việc bổ sung và dự trữ dinh dưỡng trước thai kỳ có thể khắc phục được điều này.

Đặc biệt, mẹ cần bổ sung đầy đủ Axit folic trước khi mang thai (400mcg/ngày) để giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ. Nếu khi phát hiện mang bầu mới bổ sung Axit Folic thì việc này không còn ý nghĩa bởi ống thần kinh của trẻ hình thành và hoàn thiện trong 28 ngày đầu thai kỳ. Do đó, mẹ cần bổ sung Axit Folic ngay khi có kế hoạch mang bầu, tốt nhất là cách thời gian mang bầu 3 tháng.

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai chia sẻ với các mẹ những điều cần biết về dinh dưỡng của con tại hội thảo

1. Bác sĩ Bạch Mai chỉ ra 3 việc cần phải làm trước mang thai:

- Mẹ cần có chế độ dinh dưỡng cung cấp đủ năng lượng.

- Duy trì trọng lượng cơ thể, giữ ở mức BMI lý tưởng (20-22) – (Chỉ số BMI được tính bằng cân nặng của bạn (kg) chia cho bình phương chiều cao (mét hoặc cm))

Bổ sung đủ Axit Folic để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, nếu thiếu máu cần bổ sung sắt.

2. Dinh dưỡng hợp lý cho mẹ trong suốt thai kỳ

Dinh dưỡng trong thai kỳ vô cùng quan trọng, nó quyết định sự phát triển cả về thể chất và trí não của trẻ khi sinh ra và cả tương lai sau này. Để đảm bảo sự phát triển của con, trong thời gian mang thai mẹ cần chú ý bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng như: tăng năng lượng, chất đạm, bổ sung DHA, vitamin A, Vitamin B1, B2, B6, canxi, sắt, kẽm,...

Ngoài ra, BS Lê Bạch Mai khuyên các mẹ nên uống bổ sung thêm viên đa vi chất (Vitamin tổng hợp) để bổ sung đồng thời các dưỡng chất cần thiết, nên sử dụng thực phẩm an toàn, thực phẩm hữu cơ để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu ở các giai đoạn khác nhau cũng có sự khác nhau. Do đó, có một số điều mẹ cần chú ý trong chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu và 6 tháng sau của thai kỳ như sau:

- Giai đoạn 3 tháng đầu:

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ mẹ hãy ăn uống bình thường bởi đây là giai đoạn thai nhi chưa cần nhiều năng lượng. Nếu mẹ gặp tình trạng nghén thì nên bổ sung thêm vitamin B6. Giai đoạn này, nếu không thiếu máu mẹ chưa cần bổ sung sắt bởi nó có thể gây táo bón, tiêu chảy, buồn nôn…

- Giai đoạn 6 tháng sau của thai kỳ

Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, thai nhi cần một lượng dưỡng chất lớn để phát triển toàn diện cả về thể chất cũng như não bộ.

Trong thời gian này, người mẹ phải ăn đủ vì 70% năng lượng của người mẹ sẽ dành cho con và não bộ. Đặc biệt, não bộ của bé sẽ chiếm 2/3 tổng năng lượng ăn vào. Suốt 6 tháng cuối thai kỳ, nếu sức khỏe mẹ yếu thì con sẽ đói, làm cho con sinh ra kém thông minh.

Những chất hỗ trợ phát triển não bộ cho con mà mẹ bầu cần bổ sung trong giai đoạn này được chia làm 3 nhóm:

- Nhóm hỗ trợ phát triển não bộ, giúp não tăng trọng lượng.

- Nhóm hỗ trợ cho sự tăng tưởng não bộ chức năng của não bộ - các mẹ cần chú ý bổ sung DHA vì nó vô cùng quan trọng cho sự tăng trưởng chức năng não bộ, giúp con thông minh hơn.

- Nhóm chất bảo vệ não bộ: vitamin C và vitamin E.

Trong giai đoạn này mẹ cần có chế độ ăn uống hợp lý, chia chế độ ăn làm nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no hoặc để bị quá đói (Việc ăn quá nhiều một lúc hoặc thường xuyên bị đói có thể ảnh hướng đến tính cách của trẻ sau này). Đồng thời mẹ chú trọng việc bổ sung đa vi chất, sắt, canxi và DHA để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.

Thwujc đơn dinh dưỡng cho bà bầu

3. Sự cần thiết của việc bổ sung DHA cho mẹ

Việc bổ sung DHA là việc vô cùng cần thiết, mẹ không nên bỏ qua trong quá trình mang thai bởi DHA đóng vai trò quan trọng đối với cấu trúc tế bào não, với thị lực mắt, đồng thời DHA liên quan đến xung động thần kinh, sự nhanh nhạy trong phản ứng của trẻ sau này.

Việc bổ sung DHA nên được tiến hành từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Đây là giai đoạn sinh sản tế bào thần kinh, các tế bào thần kinh phát triển nhanh và phân chia khu biệt các tế bào thần kinh.

Nếu dinh dưỡng kém, đặc biệt là thiếu DHA sẽ khiến cho sự phát triển não bộ bị hạn chế, con sinh ra kém thông minh.

Nếu muốn bổ sung DHA trong giai đoạn mang bầu mẹ nên sử dụng sản phẩm bổ sung DHA được chiết xuất từ cá biển sâu, đồng thời có chứa các thành phần thiết yếu như DHA, EPA, CoQ10, bổ sung thêm các thành phần có giá trị khác như vitamin A, vitamin E để giúp cho thai nhi phát triển toàn diện, hỗ trợ tăng cường chức năng dẫn truyền thần kinh. 

4. Thai nhi cần Canxi để phát triển hệ xương, răng

Canxi là vi chất không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Bé cần canxi để hình thành xương, răng…. Nếu mẹ không bổ sung đủ Canxi thì thai nhi sẽ rút canxi từ cơ thể mẹ. Điều này có thể khiến mẹ gặp tình trạng chuột rút, đau nhức xương trong thai kỳ. Nguy hiểm hơn, sau tuổi 40 mẹ có thể gặp phải các vấn đề nghiêm trọng khác về xương như Cổ rụt, lưng còng, chân tay yếu, răng yếu….

Do đó, việc sử dụng sản phẩm bổ sung canxi trong quá trình mang thai là việc làm cần thiết, nhằm đảm bảo sự vững chắc hệ xương của mẹ và cung cấp đủ canxi cho quá trình hình thành và phát triển hệ xương răng của thai nhi. 

Để tổng quát lại vấn đề dinh dưỡng trong quá trình mang thai, PGS.TS.BS Lê Bạch Mai nhấn mạnh: “Dinh dưỡng thai kỳ kém chỉ là phần nổi của tảng băng chìm của những đứa con bị bệnh không lây nhiễm sau này, những đứa con bị cận nặng sơ sinh thấp, những đứa con bị dị tật ống thần kinh, những đứa con suy dinh dưỡng…”. Vì vậy, dinh dưỡng thai kỳ là điều vô cùng quan trọng, các mẹ cần đặc biệt quan tâm.

Bổ sung thwujc phẩm trong 1000 ngày vàng của bé

II. TRONG 24 THÁNG ĐẦU ĐỜI, MẸ CẦN LÀM GÌ CHO CON?

Những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng vô cùng lớn với sự phát triển của con trong tương lai. Do đó, mẹ hãy đặt cho con một nền móng vững chắc bằng cách chú trọng trong việc nuôi con trong 24 tháng đầu đời. Vậy, trong 24 tháng đầu đời mẹ phải làm gì?

Cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời

PGS.TS Lê Bạch Mai khuyến cáo mẹ nên cho bé bú ngay trong 1h sau sinh. Đồng thời chia sẻ rằng, trong ngày đầu tiên nhu cầu của trẻ chỉ khoảng 5 – 7ml sữa mẹ, không nên áp bé ăn quá nhiều sẽ khiến bé bị nôn trớ. Lượng sữa có thể tăng lên vào những ngày sau.

- Nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời mà không cần cho con uống thêm nước cũng như ăn dặm. 

- Đối với những mẹ ít sữa có thể cho con ăn thêm sữa bò hoặc sữa dê (ưu tiên sữa dê), mẹ cũng có thể trộn lẫn sữa mẹ với sữa dê để cho bé uống.

- Trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, nếu con thiếu máu mẹ có thể bổ sung thêm sắt cho con từ tháng thứ 3.

Thiết lập cho con chế độ ăn uống hợp lý

Bắt đầu từ 6 tháng trở đi mẹ có thể bắt đầu cho con ăn dặm, cho bé làm quen với những đồ ăn khác ngoài sữa mẹ.

Khi mới cho con ăn dặm mẹ chỉ cần cho bé ăn 1 bữa/ ngày, khi bé 7 – 8 tháng ăn 2 bữa/ngày, từ 9 tháng có thể cho bé ăn 3 bữa/ngày.

Mẹ nên cho con ăn có chừng mực, mỗi bữa không quá 200ml bởi cho đến lúc bé 2 tuổi dạ dày của bé mới đạt thể tích là 200ml. Ăn no làm cho cơ dạ dày của con co bóp kém, con khó tiêu hóa được thức ăn và dễ bị đi phân sống. Mẹ cũng phải đảm bảo mật độ năng lượng trong các bữa ăn, không nên cho con ăn bột quá đặc hay quá loãng.

Trong chế độ dinh dưỡng của bé dưới 2 tuổi, mẹ nên ưu tiên cho con ăn thịt nhiều hơn, đặc biệt là thịt đỏ bởi nó cung cấp sắt cho cơ thể, đề phòng thiếu máu.

Đối với bé từ 12 tháng – 6 tuổi mỗi tuần nên cho bé ăn 5 – 6 lòng đỏ trứng để cung cấp vitamin A, DHA giúp bé thông minh.

Thực đơn ăn giặm cho bé

Bổ sung DHA và Vitamin D cho con

DHA là dưỡng chất không thể thiếu cho sự hoàn thiện và tăng cường não bộ của trẻ. Những trẻ không được bổ sung đầy đủ DHA (Từ khi mẹ mang đầu và ở những năm tháng đầu đời) có chỉ số IQ thấp hơn những trẻ được bổ sung DHA rất nhiều lần.

Sự thông minh thể hiện ở sự tập trung và phản xạ khi còn nhỏ và sự nhận thức, tiếp thu của con sau này.

Bé dưới 12 tháng mẹ không cần bổ sung canxi cho con. Đối với bé 12 tháng trở lên, nếu bé được dùng đủ 500ml sữa/ngày thì không cần bổ sung canxi. Tuy nhiên, mẹ nhất định phải bổ sung vitamin D cho con ngay từ những năm tháng đầu đời.

Vitamin D là chất dẫn truyền, giúp cơ thể con có thể hấp thu canxi một cách hiệu quả.

Việc bổ sung DHA và Vitamin D qua đường ăn uống hay phơi nắng thường không đủ để đáp ứng nhu cầu của con. Mẹ hãy chọn các sản phẩm bổ sung DHA và Vitamin D cho con. Đặc biệt, cần chú ý lựa chọn hàng chính hãng từ các cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng cũng như tính hiệu quả của sản phẩm.

III. NHỮNG SAI LẦM HẦU HẾT CÁC MẸ ĐỀU MẮC KHI MANG BẦU VÀ SINH CON

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai cũng đã chỉ ra một số sai lầm tai hại của mẹ khi mang bầu và nuôi con. Đây là những sai lầm phổ biến mà hầu hết các mẹ đều mắc phải, có những việc mẹ cho là đúng đắn, tốt cho con nhưng lại là việc làm sai trái tai hại.

Không bổ sung đầy đủ hoặc thừa dinh dưỡng trong thai kỳ

Nhiều mẹ nghĩ rằng trong thời gian mang thai thiếu chất gì thì sẽ thèm thứ đó, muốn ăn gì thì ăn đấy mà không để ý đến lượng dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và thai nhi. Mẹ có biết rằng, trong thời gian mang thai dù mẹ thừa dinh dưỡng dẫn đến tăng cân quá nhiều hay mẹ suy dinh dưỡng thai kỳ cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến con.

Mẹ tăng cân nhiều trong thời kỳ mang thai con sinh ra con dễ béo phì, dễ đái tháo đường, dễ mắc bệnh tim mạch….

Việc thiếu dinh dưỡng đầu thai kỳ hoặc cuối thai kỳ đều dẫn đến những hậu quả nặng nề cho tương lai của bé. Mẹ suy dinh dưỡng thai kỳ khiến con gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.

 Khi mang bầu dinh dưỡng không đủ có thể dẫn đến những hệ lụy như:

- Không đáp ứng được những thay đổi về sinh lý trong cơ thể mẹ.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

- Tăng khả năng sinh non, con sinh ra dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi.

- Con sinh ra dễ bị khuyết tật ống thần kinh do mẹ thiếu Axit Folic khi mang bầu. .

- Đặc biệt, suy dinh dưỡng thai kỳ khiến con sinh ra kém thông minh hơn.

Mẹ bầu suy dinh dưỡng

Suy nghĩ sai lầm của mẹ

Nhiều mẹ nghĩ rằng thai nhi càng lớn càng khỏe, con sinh ra càng dễ nuôi. Tuy nhiên, theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh nên nằm trong khoảng 3 – <3,5kg.

Nếu thai nhi nặng trên 3,5kg thì nguy cơ mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ rất cao. Nếu mẹ mắc tiểu đường thai kỳ dễ dẫn đến tình trạng tích nước, khiến thai nhi nặng cân, bé sinh ra dù to (trên 3,5kg) nhưng có thể không khỏe và tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong tương lai.

Nếu kết quả khám thai cho kết quả thai lớn, mẹ bầu cần kiểm tra xem có mắc tiểu đường thai kỳ hay không để kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Chỉ cho con ăn nước, không cho con ăn cái, bổ sung canxi sai cách

Nhiều mẹ có thói quen cho con ăn nước chứ không ăn cái. Mẹ nên nhớ rằng, tất cả chất dinh dưỡng nằm ở cái. Vậy nên người xưa có câu “khôn ăn cái, dại ăn nước”

Đối với thịt và rau mẹ nên xay nhuyễn và nấu chung với bột/ cháo cho con ăn. Rau cần luộc xong rồi mới xay để đảm bảo chất dinh dưỡng.

Bổ sung canxi cho con bằng cách sử dụng nước hầm xương để nấu bột/cháo cho con là việc làm sai lầm, không có ý nghĩa.

Các loại sữa hạt cũng không chứa lượng canxi cần thiết, do đó mẹ không nên dùng sữa hạt để  bổ sung canxi cho con.

Không cho dầu mỡ hoặc cho ít dầu mỡ khi chế biến đồ ăn dặm cho con

Nhiều mẹ có thói quen không cho trẻ ăn dầu mỡ hoặc cho rất ít dầu mỡ khi nấu đồ ăn dặm cho con. Chuyên gia khuyến cáo, với trẻ đang ăn bột, 1 bữa bột cần trung bình từ 7-10ml dầu ăn đối với trẻ bình thường, còn với trẻ bé còi có thể cho đến 13ml dầu trong một bữa bột, bữa cháo.

Mẹ có thể dùng các loại dầu mỡ dành riêng cho trẻ nhỏ được bán tại các siêu thị hoặc cửa hàng lớn.

Theo nghiên cứu của nhà bác học Beyker – người Anh Tất cả suy dinh dưỡng lúc nhỏ, đặc biệt là trong 1000 ngày đầu đời đều liên quan đến béo phì và các bệnh mãn tính khi trẻ trưởng thành. Những bà mẹ sinh con bị thiếu dinh dưỡng ở đầu thai kỳ (nghén nặng) có khả năng khiến con sau này béo phì và nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.

Như vậy, chế độ dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và tương lai của bé sau này. Do đó, mẹ đừng bỏ qua giai đoạn vàng này nhé. Hãy nuôi con đúng cách để con phát triển toàn diện.  

Hotline tư vấn: 1900 63 69 11

>>> Xem thêm: PGS.TS.BS Lê Bạch Mai chia sẻ về bổ sung DHA cho trẻ trong 1000 ngày vàng