Hiện tượng trẻ sơ sinh bị táo bón không phải là trường hợp hiếm gặp, thế nhưng nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé cũng như báo hiệu cơ quan tiêu hóa đang gặp vấn đề. Vậy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Cách khắc phục trẻ sơ sinh bị táo bón như thế nào? Tất cả sẽ được Nature’s Way giải đáp trong bài chia sẻ dưới đây.
I. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón II. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón III. Cách khắc phục trẻ sơ sinh bị táo bón |
I. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón
Tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón là hiện tượng trẻ bị chậm tiêu. Đối với trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ thường sẽ đi đại tiện từ 2 - 3 lần một ngày, còn với trẻ uống sữa công thức sẽ đi khoảng 1-2 lần/ ngày. Tuy nhiên, vẫn xảy ra trường hợp trẻ 3 - 7 ngày mới đi đại tiện một lần, nhưng tính chất của phân vẫn mềm xốp thì chưa bị coi là táo bón. Còn trẻ 1 - 2 ngày đi đại tiện một lần nhưng phân keo dính, cứng khiến trẻ gặp khó khăn mỗi lần đi vệ sinh thì khả năng cao con đã bị táo bón.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón được ghi nhận gồm những lý do sau:
-
Trẻ bị mất nước: Đối với trẻ sơ sinh, dòng sữa mẹ là nguồn thức ăn và nguồn cung cấp nước duy nhất của trẻ. Vì vậy, nếu trẻ bú mẹ không đủ sẽ gây ra tình trạng cơ thể trẻ bị thiếu nước và dẫn đến trẻ sơ sinh bị táo bón.
-
Trẻ bị táo bón do sữa công thức: Đôi khi trẻ bị táo bón do không thể tiêu hóa được hết lượng đạm có trong sữa công thức. Nếu đây thực sự là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ cần thay đổi loại sữa phù hợp hơn cho con càng sớm càng tốt.
-
Chế độ ăn uống của mẹ: Như các mẹ cũng biết, mẹ ăn gì đều ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé bú. Chính vì vậy, nếu mẹ thường xuyên thu nạp những đồ ăn cay, nóng, khó tiêu, ít chất xơ sẽ làm thay đổi tính chất sữa mẹ và khiến trẻ bị táo bón. Do đó, các mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống và ngủ nghỉ của mình để không ảnh hưởng xấu đến chất lượng sữa nuôi con.
-
Táo bón do bệnh lý: Trẻ sơ sinh bị táo bón có thể do mắc các bệnh lý như: Đại tràng bị phình to, rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bệnh suy giáp trạng…
II. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón
-
Tần suất đi đại tiện ít: Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thường có nhu cầu đi đại tiện khoảng 2 - 3 lần một ngày. Vì vậy, nếu thấy trẻ xuất hiện tình trạng 1 - 2 ngày mới đi tiêu một lần thường xuyên, mẹ cần để ý sát sao hơn vì có khả năng trẻ đã bị táo bón.
-
Tính chất phân cứng, vón cục: Ba mẹ cần để ý tính chất phân của con mỗi lần đi đại tiện. Nếu chất phân mềm, xốp tức là con không bị táo bón. Ngược lại, nếu phân của con cứng, vón cục, thậm chí là từng hạt nhỏ giống phân dê thì khả năng cao con đã bị táo bón.
-
Biếng ăn, chán ăn: Khi bị đầy hơi, khó tiêu, trẻ sẽ có cảm giác khó chịu từ đó dẫn đến việc chán ăn, biếng ăn, bỏ ăn.
-
Trẻ bị đầy bụng: Trong một thời gian dài con không thể đi đại tiện được sẽ khiến bụng phình to, khi sờ vào sẽ cảm nhận thấy hơi cứng.
III. Cách khắc phục trẻ sơ sinh bị táo bón
-
Bổ sung probiotic: Các mẹ có thể tham khảo dòng sản phẩm Nature’s Way Kids Smart Drops Probiotic với công thức thành phần chưa 1 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium trong 1ml. Sản phẩm được xem là “chìa khóa vàng” giúp giải quyết hầu hết các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa ở bé, đặc biệt là táo bón.
-
Thay đổi chế độ ăn của mẹ: Đối với trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên cần điều chỉnh lại chế độ ăn sao cho khoa học và đầy đủ chất. Để ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: Rau mồng tơi, rau dền, rau bina, ngọn khoai lang, mận, lê, táo,... Từ đó, tạo ra nguồn sữa chất lượng giúp giữ nước và làm mềm phân cho bé.
-
Massage giúp bé đi đại tiện dễ hơn: Đây là một cách tác động vật lý nhẹ nhàng mà đơn giản giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, kích thích nhu động ruột giúp phân được đẩy ra ngoài dễ dàng hơn, giảm nhẹ tình trạng đầy bụng và táo bón của bé.
IV. Câu hỏi thường gặp
4.1. Trẻ sơ sinh uống sữa công thức có bị táo bón không?
Trẻ bú sữa công thức thường có nhu cầu đi đại tiện ít hơn, phân có thể không to mà thành từng hạt nhỏ hơn so với trẻ uống sữa mẹ. Vì vậy, để tránh trường hợp con bị táo bón, khi pha sữa mẹ cần chú ý pha đúng tỷ lên theo hướng dẫn, không sử dụng muỗng của hộp khác để lấy sữa. Điều này giúp trẻ hạn chế tối đa việc bị táo bón.
4.2. Trẻ bú mẹ có bị táo bón không?
Thực chất việc bú mẹ vẫn có thể khiến trẻ bị táo bón, thế nhưng trường hợp này ít xảy ra. Bởi trong sữa mẹ có chứa chất nhuận tràng tự nhiên giúp hỗ trợ trẻ tiêu hóa tốt. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng để tạo ra những dòng sữa mẹ chất lượng nhất cho con.
Thông qua bài viết, Nature’s Way đã cùng các phụ huynh tìm hiểu về vấn đề trẻ sơ sinh bị táo bón. Hy vọng rằng, với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các cha mẹ thêm thấu hiểu cơ thể của con, từ đó nuôi con được dễ dàng và khỏe mạnh.