Nội dung

I. Trẻ chậm nói là như thế nào?

II. Nguyên nhân trẻ chậm nói

1. Do có vấn đề về thính giác

2. Trẻ tiếp xúc nhiều với tivi điện thoại

3. Môi trường sống ít giao tiếp

4. Trẻ mắc chứng tự kỷ

5. Trẻ bị bại não

6. Gặp các vấn đề về tâm lý

 

I. Trẻ chậm nói là như thế nào?

Một đứa bé được đánh giá là chậm nói khi chúng có sự phát triển về ngôn ngữ chậm chạp, kém hơn rất nhiều so với bạn bè đồng trang lứa. Trẻ chậm nói sẽ gặp khó khăn trong việc bắt chước âm thanh hay hạn chế khả năng tương tác xã hội với mọi người. Đồng thời, vốn từ của bé rất hạn chế và chỉ có thể lặp đi lặp lại những từ quen thuộc trong thời gian phát triển.

nguyên nhân trẻ chậm nói

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm nói. Các nguyên nhân có thể xuất phát từ bệnh lý, khiếm khuyết bẩm sinh hoặc do sự tác động từ môi trường. Nếu xác định được sớm nguyên nhân chậm nói sẽ giúp ba mẹ can thiệp kịp thời và hỗ trợ con bắp kịp với chúng bạn.

II. Nguyên nhân trẻ chậm nói

Chậm nói là một vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ trong thời đại hiện tại. Trung bình cứ mỗi 5 bé sẽ có 1 bé bị chậm nói. Do vậy, ba mẹ cần biết đến những nguyên nhân gây chậm nói để giúp con khắc phục được tình trạng này kịp thời.

1. Do có vấn đề về thính giác

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói đó là thính giác của bé gặp vấn đề. Khả năng nghe kém gây ra việc trẻ không thể nhận biết âm thanh một cách chính xác, dẫn đến việc phát âm sai từ, làm giọng nói bị ngọng, phát âm sai. Qua thời gian, quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ bị sai lệch và chậm hơn so với bè bạn cùng trang lứa.

Nguyên nhân trẻ chậm nói

2. Trẻ tiếp xúc nhiều với tivi điện thoại

Việc cho trẻ tiếp xúc với TV và điện thoại từ quá sớm  ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Việc trẻ không kiểm soát và sử dụng thiết bị điện tử thời gian dài sẽ khiến trẻ rơi vào trạng thái giao tiếp thụ động. Sau thời gian dài, khiến trẻ mất tự tin trong giao tiếp. Trẻ bắt đầu hình thành thói quen chỉ lắng nghe, lười phản ứng và tác động tiêu cực đến quá trình học nói. Bên cạnh đó, âm thanh do thiết bị điện tử tạo ra có tốc độ nhanh và khiến trẻ gặp khó khăn trong việc bắt chước và học theo.

Nguyên nhân trẻ chậm nói

3. Môi trường sống ít giao tiếp

Để phát triển được kỹ năng nói tốt, trẻ cần một khởi đầu tốt tức là cần có môi trường thích hợp để học và rèn luyện. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, nhiều bậc cha mẹ quá bao bọc con cái, không cho phép chúng tiếp xúc với môi trường đông người. Đồng thời, người lớn thường bận rộn với công việc, ít có thời gian để tương tác và chia sẻ với con. Trẻ em khi sống với môi trường ít được giao tiếp, quá trình học nói của bé bị cản trở và trở thành một thách thức lớn.

Môi trường sống của trẻ ít giao tiếp

4. Trẻ mắc chứng tự kỷ

Tự kỷ là một dạng rối loạn thần kinh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và gây nhiều tác động tiêu cực đối với trẻ. Trong số những tác động này, dấu hiệu trẻ bị chậm nói là nổi bật nhất. Những em bé bị tự kỷ thường ít phản ứng khi được gọi tên. Bé hiếm khi chia sẻ những thứ bé yêu thích và thường không biểu đạt quan điểm của mình.

Đối với những trẻ chậm nói và mắc chứng tự kỷ, việc can thiệp thường khó khăn hơn so với các trường hợp khác. Trẻ tự kỷ ngoài bị rối loạn ngôn ngữ còn có biểu hiện của một số hành vi tiêu cực, gây tổn thương cho người khác và chính bản thân của bé.

Trẻ mắc chứng tự kỷ

5. Trẻ bị bại não

Não bộ là trung tâm điều khiển mọi hoạt động và tư duy của cơ thể người. Khi bộ não bị tổn thương sẽ chi phối rất lớn đến hoạt động hàng ngày. Với những bé bị bại não, khả năng ngôn ngữ của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đồng thời khả năng tư duy, học tập, ghi nhớ ở bé và các kỹ năng xã hội khác cũng phát triển kém.

6. Gặp các vấn đề về tâm lý

Có thể bạn chưa biết, cú sốc tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của bé. Đặc biệt, nếu trẻ sống trong một gia đình không hạnh phúc, bố mẹ thường xuyên cãi đánh nhau sẽ khiến bé thu mình lại với thế giới bên ngoài. Từ đó, trẻ sự tự tin và mặc cảm của trẻ ngày càng lớn, khiến trẻ ngại giao tiếp và tương tác với mọi người xung quanh.

Trẻ gặp các vấn đề về tâm lý

Tâm sự: Nhìn chung, chậm nói ở trẻ không liên quan đến bệnh lý thì ba mẹ không cần lo lắng quá nhiều. Thay vào đó, hãy kiên nhẫn dành thời gian và tâm sự với bé thật nhiều, bé sẽ nhanh chóng cải thiện được kỹ năng nói của mình. Ngược lại, nếu trẻ chậm nói do bệnh lý thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Khi đó trẻ cần thời gian dài để chữa bệnh và khả năng trẻ có thể phát triển bình thường sẽ thấp hơn so với các trường hợp khác.

Lời kết: Trên đây là chia sẻ của Nature's Way về những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Hy vọng qua bài viết ba mẹ hiểu hơn về tình trạng chậm nói của bé. Và có biện pháp can thiệp kịp thời để giúp bé bắt kịp đà phát triển với bạn bè đồng trang lứa.

Để biết thêm các kiến thức nuôi dạy bé hay bất kỳ thông tin sức khỏe nào liên quan đến quá trình chăm sóc em bé hãy để lại câu hỏi hoặc gọi điện trực tiếp đến hotline: 1900 63 69 11 để được tư vấn.

* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Chịu trách nhiệm kiểm duyệt nội dung: Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Nguyễn Đình Bách