Nội dung

I. Hội chứng tic ở trẻ em là gì?

II. Triệu chứng hội chứng tic ở trẻ em

III. Nguyên nhân gây ra hội chứng tic

IV. Bệnh tic có chữa được không?

V. Bệnh tic ở trẻ em có nguy hiểm không?

VI. Phương pháp điều trị bệnh tic đang được áp dụng hiện nay

VII. Cách phòng ngừa bệnh tic ở trẻ em

I. Hội chứng tic ở trẻ em là gì?

Hội chứng Tic ở trẻ là một dạng rối loạn vận động hoặc phát âm kỳ lạ, xuất hiện đột ngột và lặp đi lặp lại nhiều lần. Bệnh này thường gặp ở trẻ dưới 18 tuổi và có khoảng 20% trẻ mắc phải hội chứng này khi bắt đầu đi học, với tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai cao hơn bé gái đến 3 lần.

Hội chứng Tic thường diễn biến phức tạp nhất khi trẻ khoảng 11 - 12 tuổi, sau đó giảm dần khi bé bước vào giai đoạn dậy thì. Mặc dù có nhiều trường hợp trẻ em khỏi bệnh khi trưởng thành nhưng vẫn có những người phải mang theo căn bệnh này suốt cuộc đời. 

Hội chứng tic ở trẻ em

II. Triệu chứng hội chứng tic ở trẻ em

1. Tic đơn giản

Ở trẻ em, rối loạn tic đơn giản liên quan đến một nhóm cơ hoặc âm thanh và có những biểu hiện:

  • Tic âm thanh đơn giản có thể bao gồm các hành động như thở dài, ho, lẩm bẩm và sự phát ra âm thanh bất thường khác như tặc lưỡi, hắng giọng, la hét…
  • Tic vận động đơn giản có thể bao gồm việc nháy mắt, chun mũi, nhún vai, lắc đầu hoặc giật cơ hàm.

2. Tic phức tạp

Rối loạn tic phức tạp liên quan đến nhiều nhóm cơ.

  • Tic âm thanh phức tạp bao gồm việc nói các từ hoặc câu lặp đi lặp lại, không phù hợp với ngữ cảnh. Trẻ có thể lặp lại âm thanh mình phát ra hoặc nhại lại giọng của người khác. Ngoài ra, trẻ cũng có thể nói thành tiếng hoặc lẩm bẩm trong miệng.
  • Tic vận động phức tạp bao gồm các hành động như tự vỗ vào người, tự cắn, nhảy nhót, giậm chân, xoay tròn… Đôi khi, tic vận động phức tạp được biểu hiện bởi những hành động trẻ bắt chước người khác.

III. Nguyên nhân gây ra hội chứng tic

Hiện nay, nguyên nhân của bệnh tic vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều yếu tố được chỉ ra góp phần vào sự khởi phát của bệnh. Ví dụ như trẻ tiếp xúc nhiều với hóa chất, các chất gây dị ứng, xem và chơi các thiết bị điện tử quá mức. Những điều trên đều có thể trở thành nguyên nhân khởi phát bệnh tic.  

Bên cạnh đó, các nhà khoa học đều cho rằng bệnh tic có thể có yếu tố di truyền hoặc những bất thường trong các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Bên cạnh đó, rối loạn tic cũng có thể phát triển do các vấn đề liên quan đến thai kỳ, như sử dụng chất kích thích, biến chứng khi sinh hoặc nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A.

Nguyên nhân gây hội chứng tic ở trẻ

IV. Bệnh tic có chữa được không?

Sau khi xác định rõ nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh tic, nhiều phụ huynh thắc mắc hội chứng tic ở trẻ em có chữa khỏi được không? Câu trả lời là có thể chữa được nếu có sự điều trị sớm và phối kết hợp của bác sĩ và gia đình. Mức độ bệnh được cải thiện, bệnh  nhân cần được chẩn đoán và tiến hành rất nhiều các xét nghiệm liên quan. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

Đối với trẻ mắc bệnh tic nhẹ, có thể sử dụng thuốc tại nhà với thời gian hồi phục khoảng 3 - 6 tháng. Đối với trẻ mắc bệnh tic nặng, đặc biệt là những trường hợp không phản ứng với thuốc, bé cần phải nhập viện để thực hiện điều trị và kết hợp với thêm nhiều liệu pháp khác.

Mặc dù đa phần bé bị bệnh tic sẽ được cải thiện khi con đến tuổi dậy thì. Nhưng nếu thời gian phát bệnh của trẻ quá lâu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng quá trình học tập và phát triển của con. Do đó, khi thấy trẻ có dấu hiệu bị bệnh tic, ba mẹ cần đưa con đi khám chữa kịp thời để hỗ trợ quá trình hồi phục của con được sớm nhất.

Bệnh tic có chữa được không

V. Bệnh tic ở trẻ em có nguy hiểm không?

Hầu hết trẻ em mắc rối loạn tic thường ở trạng thái nhẹ, với thời gian phát bệnh dưới 1 năm. Tuy nhiên, bệnh lý dưới 1 năm được xem là ít gây nguy hiểm cho người bệnh, nhưng bé có thể gặp phải các vấn đề phiền toái như:

  • Ảnh hưởng đến cuộc sống: Khó khăn trong việc phát âm, giảm khả năng chú ý, phân tích thông tin.
  • Bị xa lánh và trêu chọc: Hành động và âm thanh kì lạ mà trẻ bị bệnh tic phát ra thường nhận sự kỳ thị và dè bỉu từ những người xung quanh.
  • Gây nguy cơ phát triển các rối loạn khác: Bệnh nhân có thể mắc các vấn đề như tăng động giảm chú ý, trầm cảm, tự kỉ và rối loạn lo âu.
  • Có thể gặp đau khi biểu hiện tic xảy ra: Các hành động vô ý của bệnh tic khiến cơ bị hoạt động mạnh, đột ngột và dẫn đến tình trạng đau mỏi.

Bệnh tic ở trẻ có nguy hiểm không?

VI. Phương pháp điều trị bệnh tic đang được áp dụng hiện nay

Với các trường hợp trẻ em bị nghi ngờ mắc hội chứng tic, ba mẹ cần cho bé đi thăm khám và chẩn đoán để có phương án điều trị bệnh phù hợp. Hiện nay, điều trị hội chứng tic ở trẻ em sẽ có 3 phương pháp chính:

  • Can thiệp hành vi toàn diện: Khi thực hiện phương pháp can thiệp hành vi, trẻ sẽ được hướng dẫn cách kiểm soát những biểu hiện của bệnh tic. Và một trong những liệu pháp ứng dụng hiệu quả cần kể đến Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT). 
  • Điều trị nội khoa với thuốc: Sử dụng thuốc điều trị để tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh, giúp kiểm soát triệu chứng tic. 
  • Điều trị bổ sung: Bệnh nhân mắc rối loạn tic có thể gặp thêm nhiều vấn đề liên quan. Khi đó, bệnh nhân cần thông báo đến bác sĩ để kiểm tra và nhận được phác đồ điều trị phù hợp. Tuy nhiên, các phương pháp hỗ trợ điều trị tic ở trẻ em thực sự phát huy được hiệu quả khi có sự hợp tác chặt chẽ giữa bệnh nhân và bác sĩ. 

Bệnh tic có chữa được không

VII. Cách phòng ngừa bệnh tic ở trẻ em

Tic là một dạng rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ. Sự quan tâm và chăm sóc của cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và phòng ngừa rối loạn tic. Dưới đây là một số mẹo giúp cha mẹ phòng ngừa hội chứng tic ở trẻ:

  • Tạo môi trường sống trong gia đình thoải mái, không gây căng thẳng cho bé. 
  • Kiểm tra chế độ ăn của trẻ, vì một số trẻ dị ứng với thực phẩm và gặp rối loạn tic. Cha mẹ nên tạm ngừng cho trẻ ăn thực phẩm có chứa sữa, màu nhân tạo, chất bảo quản, thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa gluten trong một khoảng thời gian.
  • Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ, với mức tối thiểu 10 giờ mỗi ngày.
  • Bổ sung thức ăn giàu magie trong chế độ dinh dưỡng.
  • Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp với lối sống tích cực và môi trường sống lành mạnh cho con.

Lời kết: Trên đây là chia sẻ của Nature's Way xoay quanh chủ đề hội chứng tic ở trẻ em. Hy vọng qua bài viết, quý phụ huynh có thêm hiểu biết về căn bệnh này. Từ đó, có phương pháp chăm sóc và hỗ trợ điều trị cho trẻ kịp thời.

>>>Đừng quên theo dõi trang tin tức của Nature’s Way để cập nhật thêm nhiều tin tức sức khỏe của bé.