Nội dung

I. 9 cách dạy trẻ tập nói nhanh, hiệu quả, dễ ứng dụng

1. Thường xuyên nói chuyện cùng bé

2. Đặt câu hỏi cho bé

3. Sao chép âm thanh của bé

4. Hành động hào hứng và vui vẻ nếu trẻ nói

5. Hát cho bé nghe

6. Dùng từ ngữ ngắn gọn và đơn giản

7. Làm mẫu cho bé

8. Mở rộng vốn từ vựng

9. Khuyến khích bé lựa chọn

II. Lưu ý giúp quá trình dạy bé tập nói hiệu quả, tránh hiện tượng nói ngọng

 

Biết nói là một trong những bước phát triển quan trọng của trẻ. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ vẫn có tư tưởng khi nào đến đúng độ tuổi thì tự khắc trẻ sẽ biết nói. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm, khi độ tuổi được cho là biết nói của trẻ ngày càng dãn rộng ra. Thậm chí, có những trẻ 2 tuổi vẫn chỉ “bi bô” được vài từ đơn giản như: Không, có, bà bà….

Điều này được xác định là do, trẻ ít được tương tác thường xuyên với ba mẹ hay với nhiều bạn bè, người quen xung quanh, thường chỉ chơi một mình quanh quẩn trong nhà với đồ chơi hay chiếc ipad, smartphone. Do không được giao tiếp nhiều, nên não bộ của trẻ không nhận đủ kích thích để làm việc và lưu trữ thông tin, khiến cho quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều. Và hệ quả là có thể đã 2-3 tuổi khả năng ngôn ngữ của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, chưa thể bày tỏ được hết mong muốn của mình qua việc giao tiếp.

Để tránh gặp phải thực trạng này, ba mẹ có thể tham khảo và đồng hành cùng con trong quá trình phát triển ngôn ngữ với các cách dạy trẻ tập nói dưới đây.

I. 9 CÁCH DẠY TRẺ TẬP NÓI NHANH, HIỆU QUẢ, DỄ ỨNG DỤNG

1. Thường xuyên nói chuyện cùng bé

Một trong những cách dạy con tập nói hiệu quả nhất đó là thường xuyên trò chuyện với trẻ. Việc thường xuyên trò chuyện này nên được thực hiện từ khi trẻ còn trong bụng mẹ và kéo dài trong suốt hành trình lớn lên của con.

9 cách dạy bé tập nói nhanh, hiệu quả và ứng dụng được ngay

Tuy khoảng thời gian còn trong bụng mẹ và lúc mới sinh, trẻ chưa thể nói chuyện nhưng đã có thể thể hiện cảm xúc hay tâm trạng thông qua những cử chỉ như khóc, nhăn mặt, vận động chân tay. Bố mẹ chỉ có thể lắng nghe và thấu hiểu trẻ thông qua những ngôn ngữ hình thể.

Khi được 3 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu biết quan sát và lắng nghe giọng nói của mọi người khi trò chuyện cùng bé. Cùng với đó, trẻ cũng rất thích thú trong việc lắng nghe những âm thanh và giọng nói trong môi trường xung quanh.

Trong quá trình chăm sóc và trò chuyện cùng trẻ, bố mẹ có thể nói chuyện với bé bằng giọng điệu vui vẻ, đồng thời giao tiếp bằng mắt để tương tác với con tốt hơn. Bởi theo các chuyên gia y khoa, khi bố mẹ trò chuyện cùng trẻ nhiều, trẻ sẽ có xu hướng biết nói sớm hơn so với những trẻ có ba mẹ ít trò chuyện.

2. Đặt câu hỏi cho bé

Song song với việc trò chuyện, ba mẹ nên bắt đầu đặt những câu hỏi nhiều hơn cho trẻ khi con được từ 6 tuần tuổi trở lên.

Ba mẹ có thể bắt đầu với những câu hỏi đơn giản ví dụ như: “Con có muốn uống sữa không?”, “Con có muốn đi chơi không?”,... Mặc dù ở thời điểm này trẻ nghe không hiểu, nhưng bằng việc quan sát ngôn ngữ cơ thể trẻ có thể cảm nhận được ba mẹ đang tương tác đến con và giúp con có hứng thú hơn trong việc phản hồi lại bằng nụ cười hoặc những cử động tay/chân…

9 cách dạy bé tập nói nhanh, hiệu quả và ứng dụng được ngay

Khi trẻ lớn dần lên và não bộ bắt đầu nhận biết và ghi nhớ được hình ảnh của những người thân, màu sắc…, ba mẹ có thể trò chuyện với trẻ về sự vật hay con người xung quanh trẻ nhiều hơn, chẳng hạn như: “Ông nội ở kia”, “Con nhìn xem, đằng kia có một chiếc xe ô tô.”,...

3. Sao chép âm thanh của bé

Đến giai đoạn khoảng 3 - 4 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu bập bẹ phát âm được vài âm thanh khác nhau như dada, baba,... nhiều hơn. Lúc này, ba mẹ hãy tăng cường việc tương tác với con bằng việc thử lặp lại những âm thanh mà trẻ phát âm. Điều này sẽ khuyến khích trẻ phát âm nhiều hơn, đồng thời cũng là bước khởi đầu cho quá trình dạy trẻ tập nói.

9 cách dạy bé tập nói nhanh, hiệu quả và ứng dụng được ngay

4. Hành động hào hứng và vui vẻ nếu trẻ nói

Đến 6 tháng tuổi, bé đã có thể bắt đầu nhận biết được sự tức giận hay kích động trong giọng nói của ba mẹ. Cũng nhờ đó, trẻ sẽ biết cách để gây thu hút sự chú ý của ba mẹ khi bé khó chịu hoặc đói bằng việc khóc, đôi khi là bập bẹ ở miệng, hay bày tỏ cảm xúc qua những âm thanh không có nghĩa do bé phát ra.

Khi trẻ bắt đầu nói chuyện với những âm điệu khác nhau, bố mẹ nên ủng hộ, tạo cảm giác hào hứng và vui vẻ cho trẻ. Điều đó sẽ giúp trẻ cảm thấy được khuyến khích và làm điều đó nhiều hơn. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên hướng dẫn và rèn luyện trẻ nói những từ ngữ mới để xây dựng vốn từ cho bé.

9 cách dạy bé tập nói nhanh, hiệu quả và ứng dụng được ngay

5. Hát cho bé nghe

Những bài hát thiếu nhi luôn là trợ thủ giúp ba mẹ tập nói cho bé cực kỳ hiệu quả. Với sự kết hợp giữa ngôn từ và giai điệu âm nhạc sẽ giúp trẻ tập trung lắng nghe, cũng như giúp ích cho quá trình học cách phát âm của trẻ.

Và ở thời điểm này, bé sẽ không để tâm tới việc bạn hát hay hay hát dở, mà bé chỉ thích nghe âm thanh có giai điệu từ bố mẹ mà thôi. Do đó, ba mẹ có thể hát bất kỳ bài hát nào, nhạc thiếu nhi hay nhạc dân gian, miễn là có nhịp phách cuốn hút một chút để thu hút sự chú ý của trẻ.

9 cách dạy bé tập nói nhanh, hiệu quả và ứng dụng được ngay

6. Dùng từ ngữ ngắn gọn và đơn giản

Đến giai đoạn khoảng 9 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu hiểu được một số từ ngắn gọn, đơn giản như: Không, tạm biệt,… và từ 12-18 tháng tuổi là bé đã có thể nói được những từ đơn giản như “mama” và “baba”... Đồng thời, trẻ cũng đã biết sử dụng phụ âm và điều chỉnh âm điệu của giọng nói.

Ở thời điểm này, ba mẹ hãy bắt đầu dạy trẻ phát âm những từ đơn giản. Sử dụng những câu ngắn gồm 1 hoặc 2 từ để bé dễ nhớ và bắt chước. 

9 cách dạy bé tập nói nhanh, hiệu quả và ứng dụng được ngay

7. Làm mẫu cho bé

Không chỉ trò chuyện, trong quá trình giao tiếp với trẻ ba mẹ hãy cố gắng nói làm mẫu trước để bé làm theo. Hãy bắt đầu bằng những từ đơn dễ phát âm như là: bà, ba… Kế đến khi trẻ đã có thể nói được nhiều từ đơn hơn hãy lồng một số từ ghép cùng câu ngắn vào như: đi chơi, xem tivi, con ngồi xuống ....để trẻ học theo.

9 cách dạy bé tập nói nhanh, hiệu quả và ứng dụng được ngay

8. Mở rộng vốn từ vựng

Giai đoạn từ 18 tháng tuổi trở đi, về cơ bản trẻ có thể bắt chước và nói được khá nhiều từ cùng câu ngắn. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm não bộ phát triển thần tốc đáp ứng nhu cầu học của trẻ, nên trẻ sẽ học rất nhanh. Do đó, đây chính là thời gian lý tưởng để tăng vốn từ vựng phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Ba mẹ có thể bắt đầu bằng cách thêm một vài từ mới trong những câu bé nói. Bé sẽ biết nhận diện thêm từ mới và biết cách liên kết các từ với nhau. Có thể sẽ mất nhiều thời gian để bé nói được một câu dài, nhưng đây chính là khoảng thời gian “vàng” để dạy trẻ nói, nên ba mẹ cần có sự kiên nhẫn để giúp bé luyện tập. 

9 cách dạy bé tập nói nhanh, hiệu quả và ứng dụng được ngay

9. Khuyến khích bé lựa chọn

Dạy trẻ tập nói không đơn thuần chỉ là việc ba mẹ làm mẫu rồi để bé làm theo, mà ba mẹ hoàn toàn có thể khuyến khích bé lựa chọn các đáp án thông qua các câu hỏi mà ba mẹ đặt ra để giao tiếp với con.

Việc làm này rất quan trọng, vì không chỉ giúp bé tự tư duy về ngôn ngữ để có đáp án mà giúp nắm bắt nhanh các câu nói và tạo cơ sở cho sự hình thành khả năng tư duy, phán đoán và lựa chọn của bé sau này.

9 cách dạy bé tập nói nhanh, hiệu quả và ứng dụng được ngay

II. LƯU Ý GIÚP QUÁ TRÌNH DẠY BÉ TẬP NÓI HIỆU QUẢ, TRÁNH HIỆN TƯỢNG NÓI NGỌNG

Trong quá trình dạy bé tập nói ba mẹ cần lưu ý một vài vấn đề sau để bé học nói hiệu quả hơn và tránh được hiện tượng nói ngọng, nói giọng địa phương…

  • Giao tiếp thường xuyên và liên tục

Trong quá trình dạy trẻ học nói, ba mẹ nên giao tiếp thường xuyên mỗi ngày và kéo dài liên tục cho đến khi con nói thành thạo. Không nên ngắt quãng quá trình giao tiếp và dạy trẻ học nói, điều này có thể ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin, ghi nhớ và sao chép của não bộ trẻ, ảnh hưởng đến khả năng học nói.

  • Không nên giao tiếp hoặc dạy trẻ với các phát âm không chuẩn

Có một thực tế, rất nhiều ba mẹ hay người thân thường sử dụng những từ hoặc câu nói với phát âm không chuẩn để giao tiếp với bé như “cục cưng” thành “tục tưng” hay “xinh gái” thành “chinh gái”…. Điều này vô hình chung hình làm não bộ trẻ ghi nhớ cách phát âm sai này và học theo. Kết quả, trẻ học nói nhưng lại gặp tình trạng nói ngọng, nói sai.

9 cách dạy bé tập nói nhanh, hiệu quả và ứng dụng được ngay

  • Không nên giao tiếp bằng tiếng địa phương với trẻ

Điều này có thể gây nhiều tranh cái do đặc thù vùng miền nên Việt Nam rất đa dạng các kiểu phát âm, ngữ điệu. Nếu để trẻ tiếp xúc từ bé với hoàn toàn tiếng địa phương, chắc chắn em bé sẽ học và nói tiếng địa phương. Và để phát âm chuẩn, một lần nữa trẻ tiếp tục phải học cách nói và phát âm chuẩn, điều này thường mất khá nhiều thời gian, công sức.

  • Có thể nói song ngữ để bé học cả hai thứ tiếng cùng lúc

Có không ít gia đình đã áp dụng cách làm này, và kết quả em bé đã học được cùng lúc cả hai loại ngôn ngữ. Tuy nhiên, gia đình cần đảm bảo cả ba và mẹ đều có thể giao tiếp được với em bé bằng hai loại ngôn ngữ để có thể trò chuyện, giải đáp mọi yêu cầu từ quá trình học nói của em bé.

Lời kết: Một vấn đề tưởng chừng như đơn giản, nhưng thật ra để trẻ nói được là cả một hành trình dạy và học nói khá dài của cả em bé và ba mẹ. Với những cách dạy trẻ tập nói được chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ giúp ích ba mẹ thật nhiều trong hành trình giúp con nói tốt, nói chuẩn, tránh hiện tượng bị ngọng hoặc nói giọng địa phương. 

Để biết thêm các kiến thức nuôi dạy bé hay bất kỳ thông tin sức khỏe nào liên quan đến quá trình chăm sóc em bé hãy để lại câu hỏi hoặc gọi điện trực tiếp đến hotline: 1900 63 69 11 để được tư vấn.

* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Chịu trách nhiệm kiểm duyệt nội dung: Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Nguyễn Đình Bách