Nội dung I. Nguyên nhân khiến bé bị đầy hơi II. Trẻ bị chướng bụng có nguy hiểm không? |
I. Nguyên nhân khiến bé bị đầy hơi
Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình gây nên tình trạng chướng bụng và đầy hơi ở trẻ sơ sinh:
- Chế độ ăn uống của mẹ: Chế độ ăn uống của người mẹ trực tiếp ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm gây đầy hơi như bơ, đào, lê, cam, súp lơ, yến mạch có thể gây ra tình trạng tương tự ở trẻ.
- Thay đổi chế độ ăn uống đột ngột của bé: Việc chuyển đổi đột ngột từ việc bú sữa mẹ sang sữa công thức có thể gây chướng bụng do đường ruột của trẻ chưa kịp thích nghi.
- Dị ứng với protein trong sữa: Dị ứng đạm sữa là phản ứng miễn dịch với thành phần đạm có trong sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò. Tình trạng dị ứng này có thể gây chướng bụng và các triệu chứng khác như phù mạch, trào ngược, tiêu chảy, táo bón.
- Không dung nạp đường lactose trong sữa: Tình trạng không dung nạp đường lactose trong sữa có thể gây ra đầy hơi và chướng bụng, do cơ thể trẻ không sản xuất đủ enzyme lactase để tiêu hóa đường lactose.
- Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc: Khi bị bệnh, bé có thể sử dụng kháng sinh trong thời gian dài. Đây là thuốc có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây suy giảm khả năng tiêu hóa, hấp thụ và làm yếu hệ miễn dịch. Điều này là một trong những yếu tố dẫn đến chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón ở trẻ.
- Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa đầy đủ về cả cấu trúc và chức năng. Trong quá trình phát triển, dinh dưỡng cơ thể bé nạp vào khiến hệ tiêu hóa của con khó hấp thụ. Từ đó dẫn đến tình trạng chướng bụng và đầy hơi ở bé.
II. Trẻ bị chướng bụng có nguy hiểm không?
Chướng bụng ở trẻ sơ sinh có thể làm cho trẻ khó chịu, quấy khóc và ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của trẻ. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, còn khiến bé sụt cân và chậm phát triển.
Trong trường hợp trẻ bị đầy bụng và nôn kèm theo các dấu hiệu như tiêu chảy, táo bón không rõ nguyên nhân. Bên cạnh đó kèm theo các biểu hiện như phân trẻ có màu lạ, sốt cao hoặc trẻ quấy khóc, từ chối bú thì mẹ nên đưa trẻ đi thăm bác sĩ để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.
Cha mẹ cũng cần theo dõi sức khỏe của con, kiểm tra chất phân và lưu ý đến các triệu chứng bất thường của trẻ để có biện pháp xử lý nhanh chóng.
Một số dấu hiệu cho thấy trẻ bị đầy hơi:
- Ợ nhiều hơn hoặc kèm theo nôn trớ.
- Chướng và sưng phù bụng.
- Nôn trớ sau khi ăn do dị ứng sữa.
- Xì hơi thường xuyên.
- Quấy khóc và ngủ không sâu giấc.
III. Trẻ sơ sinh bị đầy hơi phải làm sao?
1. Cho bé bú đúng tư thế
Cho bé bú đúng tư thế nghĩa là mẹ cần giữ đầu bé cao hơn so với dạ dày để hơi thoát ra được dễ dàng. Bên cạnh đó, với tư thế này có thể giúp bé hạn chế nuốt nhiều hơi khi bú, giảm tình trạng đầy hơi và chướng bụng ở trẻ nhỏ.
2. Massage vùng bụng cho bé
Mẹ có thể nhẹ nhàng massage vùng bụng của con theo chiều kim đồng hồ, từ vùng rốn ra đến vùng ngoài bụng của bé. Phương pháp này có tác dụng giảm lượng hơi trong dạ dày, giúp bé thấy dễ chịu hơn.
3. Chườm ấm bụng
Với phương pháp này, mẹ đặt gói chườm ấm lên vùng bụng của bé với nhiệt độ vừa phải. Từ đó giúp bé giảm cảm giác đầy hơi, chướng bụng
4. Giúp bé ợ hơi
Giúp bé ợ hơi là phương pháp hữu hiệu để giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi ở trẻ. Cụ thể phương pháp này được thực hiện sau khi mẹ cho bé bú xong. Sau đó, mẹ nên bé vác bé lên vai hoặc để bé nằm sấp lên đùi, đỡ tay sau lưng và đầu bé để vỗ ợ hơi cho con.
5. Bế và vỗ lưng cho bé
Ẵm bé tựa đầu vào vai mẹ, sau đó mẹ tiến hành vỗ nhẹ vào lưng của con. Cách này giúp bé đẩy không khí từ bụng lên trên, cải thiện tình trạng bị đầy hơi.
Có thể thấy, chỉ cần chú ý một số lưu ý nhỏ trong quá trình chăm sóc và cho bé ăn là ba mẹ đã hạn chế phần nào tình trạng chướng bụng và đầy hơi của con.
IV. Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh thường phải đối mặt với tình trạng đầy hơi và chướng bụng, khiến bé khó chịu và thường xuyên quấy khóc. Dưới đây là một số mẹo dân gian ba mẹ có thể tham khảo để chăm sóc con tốt hơn.
1. Tỏi
Để giải quyết vấn đề chướng bụng ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể áp dụng phương pháp sử dụng tỏi. Tỏi được xem như một nguyên liệu phổ biến có sẵn trong mỗi gia đình. Theo các chuyên gia, tỏi chứa thành phần được coi là như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên. Nó có khả năng cải thiện tình trạng chướng bụng ở trẻ sơ sinh và giảm khí tích tụ trong dạ dày, đồng thời kích thích quá trình tiêu hóa.
Cách thực hiện phương pháp này rất đơn giản, chỉ cần lấy một củ tỏi, nướng sơ và đặt vào túi vải, sau đó áp dụng lên bụng trẻ khi còn ấm. Phương pháp này giúp cải thiện đáng kể tình trạng đầy bụng ở trẻ. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý không đặt tỏi trực tiếp lên bụng bé để tránh gây tổn thương da. Phương pháp này chỉ nên được áp dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên.
2. Lá tía tô
Lá tía tô với tính chất ấm, thường được sử dụng điều trị chướng bụng ở trẻ. Đây là một loại thuốc tự nhiên, an toàn với trẻ nhỏ.
Cách thực hiện phương pháp này rất đơn giản. Mẹ chỉ cần lấy khoảng 30 gam lá tía tô tươi, sau đó rửa sạch và để ráo nước. Lá tía tô sau đó được giã nhuyễn hoặc có thể xay bằng máy xay sinh tố, sau đó chắt lấy nước để bé uống. Đối với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ, mẹ có thể nấu lá tía tô và lấy nước cho bé uống để cải thiện tình trạng đầy hơi.
3. Vỏ cam, quýt
Vỏ quýt khô với tính ấm, vị cay và ngọt được xem là một lựa chọn phù hợp để cải thiện tình trạng chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu ở trẻ nhỏ. Bài thuốc dân gian này, với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, an toàn và thích hợp cho trẻ nhỏ từ 3 tháng tuổi trở lên.
Cách thực hiện rất đơn giản. Ba mẹ sử dụng vài miếng vỏ quýt đã được thái nhỏ, sau đó phơi khô và rửa sạch bằng nước ấm. Tiếp theo, hãm vỏ quýt như hãm trà trong khoảng 15-20 phút. Cuối cùng, chắt lấy phần nước và cho bé uống ngay khi nước còn ấm để giải quyết tình trạng chướng bụng ở trẻ sơ sinh.
Mẹ nên sử dụng vỏ từ các loại quýt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, rửa sạch với nước muối. Và sau khi phơi khô, cần bảo quản kỹ trong lọ thủy tinh ở nơi khô ráo để tránh nấm mốc.
4. Nước gừng
Trong y học đông y, gừng được ghi chép tính chất ấm, thường được sử dụng để giải độc và kích thích hệ tiêu hóa. Để giải quyết vấn đề chướng bụng ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể áp dụng phương pháp này để đào thải khí thừa xuống ruột non, giúp làm trống dạ dày của trẻ và giảm đầy hơi.
Cách thực hiện phương pháp này khá đơn giản. Mẹ sử dụng gừng đã phơi khô và hãm cùng với nước nóng giống như việc hãm trà. Sau đó, chắt lấy nước và cho trẻ uống. Mẹ cũng có thể pha loãng nước gừng để không gây kích ứng với dạ dày của trẻ. Lưu ý rằng phương pháp này chỉ nên được áp dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Và đối với trẻ nhỏ hơn thì ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
5. Lá trầu không
Đối với trẻ sơ sinh bị đầy bụng, lá trầu có thể hỗ trợ bảo vệ tá tràng khỏi các tác động của chất độc. Ngoài ra, lá trầu còn giúp cân bằng lượng axit trong dạ dày, giảm cảm giác đầy hơi, chướng bụng ở trẻ sơ sinh.
Với phương pháp này, ba mẹ có thể thực hiện theo các bước sau:
- Chọn lá trầu to, không rách, tươi và rửa sạch, sau đó hơ ấm lá trên bếp.
- Đặt lá trầu không đã được hơ lên bụng trẻ, vuốt theo chiều từ trên xuống dưới. Sau đó nhẹ nhàng massage lên bụng trẻ để tạo cảm giác thoải mái và giảm đầy bụng. Hoặc có thể đặt lá trầu lên bụng trẻ, nhưng cần lưu ý không giữ quá lâu để tránh tổn thương da bé.
- Áp dụng phương pháp chữa chướng bụng và đầy hơi này mỗi ngày khoảng 2 lần, vào buổi sáng và buổi tối, để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Lời kết: Trên đây là những chia sẻ của Nature's Way về các cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh. Hy vọng với những thông tin trên giúp mẹ bỏ túi được nhiều kiến thức hữu ích để giúp con yêu giảm đầy hơi hiệu quả.
>>>Theo dõi ngay trang tin tức của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin sức khỏe hữu ích khác nhé!