Nội dung

I. Dấu hiệu để nhận biết bé bị hăm cổ 

II. Nguyên nhân gây hăm cổ ở trẻ 

III. 6 cách trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

IV. Bật mí mẹo dân gian trị hăm cho bé

V. Một số lưu ý khi chăm sóc bé bị hăm cổ

I. Dấu hiệu để nhận biết bé bị hăm cổ 

Hăm da cổ ở trẻ sơ sinh là một tình trạng phổ biến, đặc biệt thường xảy ra ở những bé có làn da bụ bẫm, vì da của trẻ sơ sinh thường có nhiều nếp gấp tạo ra các kẽ nhỏ ở cổ, đùi, và tay. Những kẽ nhỏ này là nơi lưu trữ mồ hôi, sữa, và bụi bẩn, gây ra hiện tượng hăm da.

Khi bị hăm da cổ, da của bé sẽ xuất hiện các vùng đỏ dọc theo các kẽ nhỏ ở cổ, đôi khi có thể sưng bì. Ngoài ra, da của bé cũng có thể xuất hiện mụn nước nhỏ và nổi rộp khắp vùng cổ.

Mặc dù hăm da cổ không phải là một vấn đề nguy hiểm, nhưng trẻ sơ sinh mắc phải tình trạng này thường thường xuyên quấy khóc vì cảm giác không thoải mái. Nếu không được chăm sóc kịp thời hoặc nếu bố mẹ không áp dụng cách chăm sóc đúng cách, tình trạng này có thể dẫn đến viêm da và loét da, gây đau đớn cho bé.

Một số lưu ý khi chăm sóc bé bị hăm cổ

II. Nguyên nhân gây hăm cổ ở trẻ 

Dưới đây là một số nguyên nhân gây hăm cổ ở trẻ sơ sinh, ba mẹ cần hiểu rõ để phòng tránh cho con:

  • Mồ hôi: Vùng cổ thường dễ bị đổ mồ hôi, đặc biệt là vào mùa hè nóng nực. Các ngấn cổ càng làm tăng khả năng đọng mồ hôi và khó vệ sinh hơn so với các vùng da khác. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, gây ra tình trạng hăm da cổ.
  • Vệ sinh da kém: Nếu bố mẹ không vệ sinh cho bé kỹ, sữa, thức uống và đồ ăn có thể chảy xuống cổ và đọng lại. Từ đó làm ẩm ướt và gây bí vùng da này, dẫn đến hăm da.
  • Quần áo quá chật: Mặc quần áo quá chật có thể gây cọ xát vào cổ, tạo ra mẩn đỏ và gây hăm da.
  • Sử dụng sản phẩm gây kích ứng: Các loại nước giặt, sữa tắm chứa thành phần kích ứng có thể gây tổn thương cho da nhạy cảm của bé. 

Ngoài ra, có trường hợp bé bị viêm da, tổn thương da ở vùng cổ có biểu hiện tương tự như hăm cổ. Việc chăm sóc và giữ vệ sinh cho vùng da này rất quan trọng để da bé khỏe mạnh và phòng ngừa tình trạng hăm cổ.

III. 6 cách trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

1. Chườm lạnh vùng da bị hăm ở trẻ sơ sinh

Chườm lạnh lên vùng cổ của trẻ sơ sinh bị hăm có thể giúp giảm đau và ngứa cho bé. Phương pháp này cũng có tác dụng làm dịu da bằng cách giảm viêm. Mẹ có thể thực hiện việc chườm lạnh cho bé vài lần trong ngày, và đừng quên lau khô vùng cổ của trẻ sau khi thực hiện phương pháp này.

2. Dùng kem chống hăm cho trẻ

Sử dụng kem chống hăm là cách hiệu quả để giúp bé tránh khỏi những vết đỏ không dễ chịu trên cổ. Bạn có thể dễ dàng mua các sản phẩm kem chống hăm cho trẻ tại các nhà thuốc và các shop mẹ và bé. Việc sử dụng kem chống hăm cho bé rất đơn giản. Ba mẹ chỉ cần vệ sinh sạch vùng da cổ của bé và thoa một lớp kem mỏng mà không cần rửa lại với nước.

Ba mẹ cần lưu ý chỉ nên thoa một lớp kem mỏng cho con, tránh không dùng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng.

3. Thoa dầu dừa cho con

Dầu dừa với đặc tính chống vi khuẩn, là một biện pháp khắc phục hăm vùng da cổ ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Mẹ có thể thoa dầu dừa lên vùng da có các vết phát ban và giúp giảm viêm và ngứa cho bé.

4. Chọn chất tẩy rửa nhẹ dịu, phù hợp da bé

Mẹ cần lưu ý khi lựa chọn xà phòng giặt quần áo cho bé. Hạn chế sử dụng các loại nước giặt có hương liệu mạnh hoặc chứa nhiều chất tẩy. Vì chúng có thể gây hại cho làn da nhạy cảm của bé.

5. Luôn để vùng da cổ bé thông thoáng

Hãy đảm bảo vùng da cổ của bé luôn được khô thoáng, mát mẻ. Vì mồ hôi là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng hăm da ở trẻ sơ sinh. Mẹ có thể giúp bé giữ cơ thể thông thoáng bằng cách bật quạt hoặc sử dụng máy lạnh trong phòng.

Vệ sinh vùng da cổ cho bé

6. Cách xử lý cho bé bị rôm sảy

Rôm sảy xuất hiện khi cơ thể bé trở nên quá nóng, gây toát mồ hôi và khiến tình trạng hăm da cổ tệ hơn. Do đó, mẹ có thể thực hiện những bước sau:

  • Giảm bớt hoặc cởi bỏ một số lớp quần áo mẹ đang mặc cho bé.
  • Sử dụng vải cotton, ưu tiên chọn loại vải mềm và thoáng khí khi chọn quần áo, khăn cổ cho con.
  • Đặt bé nằm ở nơi thông thoáng hoặc sử dụng quạt, máy điều hòa để giúp bé tránh khỏi tình trạng hăm cổ khó chịu.

IV. Bật mí mẹo dân gian trị hăm cho bé

Mẹo gian trị hăm cho trẻ được ông bà ta sử dụng từ xa xưa, với nguồn nguyên liệu chính là các loại thảo dược. Một số loại thảo dược được nhiều bà mẹ tin dùng cho bé bao gồm lá trầu không, trà xanh, mướp đắng, lá ổi, ... Các loại lá này thường chứa thành phần kháng khuẩn tự nhiên, giúp làm dịu và làm mát da.

Thông thường, ông bà ta sẽ đun sôi thảo dược trong nước, sau đó để nguội và pha thêm nước lạnh để tạo nước tắm cho bé. Sau khi bé tắm bằng nước thảo dược, nên tắm sạch lại cho bé bằng nước ấm. Dưới đây là cách làm một số nước tắm từ lá thảo dược tự nhiên cho trẻ.

1. Sử dụng lá chè xanh

Trà xanh là loại lá tự nhiên với khả năng sát khuẩn tốt, thường được sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm và sản phẩm đặc trị da. Đặc biệt, trà xanh có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị hăm cổ, hăm tã cho trẻ sơ sinh.

Bé bị hăm cổ là gì?

Nguyên liệu:

  • 100 gam lá chè xanh tươi.
  • Nước sạch.
  • Khăn mềm sạch.
  • 1 muối bằng thìa cà phê.

Cách làm:

  • Rửa lá chè và ngâm trong nước muối trong khoảng 5 - 7 phút để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Đun sôi lá chè xanh cùng với 2.5 gam muối trong 1 lít nước. Chờ nước ấm lại và giữ lại phần nước sau khi vớt lá chè ra.
  • Ngâm khăn mềm vào nước lá chè xanh và thấm nhẹ nhàng lên da bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha loãng nước chè, loại bỏ bã và sử dụng như nước tắm cho bé.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần để trị hăm cho bé.

2. Sử dụng khổ qua

Khổ qua hay còn được biết đến là mướp đắng, chứa nhiều chất như vitamin B, vitamin C, betaine, glucozit,... giúp làm dịu và điều trị viêm da, hăm da. Loại quả này có tác dụng làm dịu vùng da mẩn đỏ, dịu cơn ngứa rát. Đồng thời, đây cũng là loại quả lành tính, an toàn và ít gây tác dụng phụ đối với trẻ nhỏ.

Bé bị hăm cổ là gì?

Nguyên liệu:

  • 2-3 quả khổ qua non.
  • Nước sạch.
  • Khăn mềm.

Cách làm:

  • Rửa sạch khổ qua và ngâm trong dung dịch nước muối loãng trong 10 phút. Sau đó, vớt ra và cắt thành các lát nhỏ.
  • Đun sôi khổ qua với 2 lít nước. Chờ nước ấm lại đến nhiệt độ khoảng 35 - 38 độ C, sau đó chắt lấy nước khổ qua.
  • Sử dụng nước khổ qua để trị hăm mỗi ngày một lần."

3. Sử dụng lá trầu không

Lá trầu không có vị cay nồng và đặc tính ấm. Nhiều mẹ bỉm sữa sử dụng loại lá này để trị hăm cho bé. Bởi lá có đặc tính chống viêm, trị mùi, sát trùng và diệt khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, thành phần của lá trầu không chứa vitamin B1, C giúp dưỡng ẩm và làm dịu da cho bé khi bị kích ứng hoặc viêm da.

Bé bị hăm cổ là gì?

Nguyên liệu:

  • Chuẩn bị 3 – 4 lá trầu không.
  • 1 muỗng muối bằng thìa cà phê.
  • Nước sạch.
  • Khăn mềm.

Cách làm:

  • Rửa sạch các lá trầu không và ngâm vào dung dịch nước muối đã chuẩn bị trong 5 - 7 phút để tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ bụi bẩn trên lá.
  • Vớt lá trầu, để ráo và bóp nhẹ để lá tiết ra nhiều tinh chất hơn.
  • Cho lá trầu vào nồi nước, đun sôi trong 10 phút và để nguội đến nhiệt độ khoảng 35 - 38 độ C rồi chắt lấy nước.
  • Ngâm khăn mềm sạch vào nước lá trầu không, sau đó lau lên các vùng cổ và bẹn bị hăm của trẻ.
  • Thực hiện mỗi ngày với tần suất 1 - 2 lần để đạt được hiệu quả rõ rệt.

4. Sử dụng lá khế

Lá khế là một loại lá phổ biến trong gia đình Việt, thường được sử dụng để lau chùi và tắm cho bé mỗi khi sơ sinh gặp vấn đề về hăm da. Lá khế mang lại nhiều lợi ích, giúp sát khuẩn, ngừa viêm, giảm sưng, làm dịu kích ứng cho da bé.

Bé bị hăm cổ là gì?

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá khế xanh (khoảng 200 gam).
  • 1/4 muỗng muối bằng thìa cà phê.
  • Nước sạch.
  • Khăn sạch.

Cách làm:

  • Cho lá khế đã rửa vào ngâm nước muối khoảng 10 phút để làm sạch bụi bẩn và loại bỏ vi khuẩn có thể còn dính trên lá.
  • Giã nát nguyên liệu và đun sôi trong nước khoảng 10 phút, sau đó vớt bã lá ra.
  • Dùng khăn sạch đã thấm nước lá khế để lau nhẹ nhàng lên các vùng cổ và bẹn bị hăm da.
  • Áp dụng phương pháp này từ 2 - 3 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý rằng những loại nước tắm trên cần được sử dụng nay, không để qua đêm vì có thể giảm tác dụng của nước. Đồng thời, mẹ tuyệt đối không nên tắm bé trong nước thảo dược khi vùng hăm cổ đang bong tróc. Tùy vào cơ địa và tình trạng hăm của bé mà bệnh sẽ cải thiện sau 3-7 ngày tắm.

V. Một số lưu ý khi chăm sóc bé bị hăm cổ

  • Chọn quần áo phù hợp với trẻ: Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái, được làm từ chất liệu mềm như cotton có khả năng thấm hút tốt.
  • Sử dụng sữa tắm có độ pH từ 4,5 - 5,5 để duy trì sự cân bằng tự nhiên trên da của bé.
  • Vệ sinh vùng cổ thật sạch, lau rửa vùng cổ bằng nước ấm 2 lần/ngày, sau đó lau khô nhẹ nhàng.
  • Tránh lau mạnh hoặc cọ xát quá nhiều lên vùng da bị hăm để tránh làm tổn thương da nhạy cảm của bé.
  • Chọn bột giặt không chứa hương liệu và chất tẩy mạnh có thể gây kích ứng cho da nhạy cảm của trẻ.

Bé bị hăm cổ là gì?

Khi chăm sóc tại nhà cho bé bị hăm, mẹ cần lưu ý đến các trường hợp sau để đưa bé đến cơ sở y tế kịp thời:

  • Tình trạng hăm không cải thiện sau khoảng 10 ngày điều trị và chăm sóc.
  • Bé bị hăm kèm theo triệu chứng nóng sốt.
  • Da bé xuất hiện những hạt mụn nước, sưng đỏ hoặc có mủ.
  • Nếu vùng da bị hăm bắt đầu xuất hiện dấu hiệu chảy máu hoặc rỉ máu.
  • Vùng da bị hăm trở nên cứng, chai so với các vùng da xung quanh.

Lời kết: Trên đây là những chia sẻ của Nature's Way về tình trạng bé bị hăm cổ. Hy vọng qua bài viết, ba mẹ có những góc nhìn chi tiết hơn về tình trạng bệnh lý này của bé. Từ đó có phương pháp chăm sóc và phòng ngừa hăm cổ ở trẻ được hiệu quả.