Nội dung

I. Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

II. Bé 9 tháng biết làm gì?

1. Thói quen ăn ngủ

2. Kỹ năng ngôn ngữ

3. Kỹ năng vận động

4. Sự phát triển cảm xúc

5. Kỹ năng nhận thức

III. Cách chăm sóc và nuôi dạy bé 9 tháng tuổi khoa học

IV. Lưu ý khi chăm sóc bé 9 tháng tuổi

I. Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

Ngoài việc quan tâm đến bé 9 tháng biết làm gì, sự phát triển toàn diện của trẻ cũng là điều mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ giảm xuống so với các tháng trước đó. Trọng lượng của bé có thể nặng gấp 3 lần và chiều dài tăng thêm 20cm so với lúc mới sinh. Cụ thể:

  • Cân nặng của bé gái là 8.2kg, chiều dài là 70.1cm.
  • Cân nặng của bé trai là 8.9kg, chiều dài là 72cm.
  • Trong giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi, chu vi vòng đầu trung bình mỗi tháng tăng khoảng 0.5cm. Trong đó, 3 tháng đầu, chu vi vòng đầu tăng 2cm/tháng, sau đó tăng 1cm/tháng.

Mặt khác, cân nặng và chiều dài, chu vi vòng đầu cũng là một chỉ số cực kỳ quan trọng liên quan đến sự phát triển trí não của con. Do đó, nếu sau 2 tháng mà kích thước chu vi vòng đầu của bé không thay đổi, việc đưa bé đi khám là cần thiết để đảm bảo sự phát triển toàn diện và sức khỏe tốt nhất cho bé.

Sự phát triển của bé 9 tháng tuổi

II. Bé 9 tháng biết làm gì?

Theo thời gian, bé sẽ ngày càng lớn và phát triển nhiều kỹ năng thú vị. Đặc biệt, ở giai đoạn 9 tháng tuổi, sự phát triển của trẻ được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau. Vậy, trẻ 9 tháng tuổi đã học được những kỹ năng gì?

1. Thói quen ăn ngủ

Trẻ 9 tháng tuổi thường rất tò mò và khám phá mọi thứ xung quanh. Trẻ thường tỏ ra hứng thú và muốn thử nghiệm mọi thứ trong khi ăn. Bé thích cầm đồ ăn lên và ném vương vãi khắp nơi. Khi thực hiện những hành động này, bé cảm thấy thích thú. Điều này giúp bé có trải nghiệm vui vẻ và thoải mái với thức ăn. Qua đó, bé có thể phát triển thói quen ăn uống tốt hơn.

Ngoài ra, giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng với bé 9 tháng tuổi. Bé thường ngủ khoảng 14 - 15 tiếng mỗi ngày. Ban ngày, bé thường chỉ ngủ 2 giấc ngắn là buổi sáng và buổi chiều. Nếu vẫn buồn ngủ, bé có thể thể hiện sự cáu kỉnh và mệt mỏi. Vì vậy, ba mẹ cần lưu ý hơn đến giờ ngủ của bé và tạo điều kiện cho bé được ngủ đúng giờ, đủ giấc.

Bé 9 tháng biết làm gì

2. Kỹ năng ngôn ngữ

Giai đoạn 9 tháng tuổi, bé có những phát triển rõ rệt về khả năng ngôn ngữ. Trong giai đoạn này, âm điệu giọng nói của trẻ thường cao hơn và phát ra những âm thanh “ê a” và “bi bô”. Đồng thời, bé có thể nói những từ đơn giản như "baba", “mama” mặc dù chưa thực sự hiểu nghĩa của chúng.

Bên cạnh đó, trẻ 9 tháng tuổi thường rất thích được nói chuyện với người lớn. Nhiều trẻ còn có thói quen nhìn vào miệng và bắt chước tiếng của người lớn. Do đó, việc tương tác và trò chuyện nhiều với bé là quan trọng. Ba mẹ có thể kể chuyện hoặc hát cho bé nghe để hỗ trợ việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ của bé.

3. Kỹ năng vận động

Trong giai đoạn 9 tháng tuổi, kỹ năng vận động của trẻ phát triển rất nhanh. Trẻ đã có khả năng trườn và bò để tiếp cận đến những đồ vật mà bé quan tâm. Bước đi của bé cũng trở nên cứng cáp hơn. Tuy nhiên, ở giai đoạn này bé chỉ có khả năng đi được vài bước ngắn và chưa thể tự đứng được.

Ngoài ra, cũng có trường hợp trẻ 9 tháng tuổi có thể chưa biết bò mà đã học các bước di chuyển khác. Hiện tượng này được gọi là trốn bò. Tuy nhiên, nếu bé vẫn phát triển bình thường, cân nặng tăng đều thì ba mẹ không cần lo lắng trước tình trạng trên của con.

Khả năng vận động của bé 9 tháng tuổi

4. Sự phát triển cảm xúc

Trẻ 9 tháng tuổi đã có khả năng phân biệt giữa người lạ và người quen. Khi được ở bên cạnh ba mẹ hay những người thân thiết bé cảm nhận được cảm giác an toàn. Và khi bé tiếp xúc với người lạ, được người lạ bế thì bé trở nên sợ hãi và khóc lớn. Ba mẹ có thể dễ dàng thấy được cảm xúc của bé được bộc lộ rõ ràng trọng giai đoạn này. 

Sự phát triển cảm xúc của bé 9 tháng tuổi

5. Kỹ năng nhận thức

Ba mẹ có biết, 9 tháng tuổi, bé đã có những sự thay đổi đáng kể trong kỹ năng nhận thức. Bé có khả năng duy trì sự chú ý vào các trò chơi mà người lớn đưa ra, đặc biệt là theo dõi đồ vật khi bị người khác lấy đi. Hơn nữa, bé cũng biết chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia và đưa đồ lên miệng một cách khéo léo. Để thúc đẩy kỹ năng nhận thức của bé, ba mẹ cần dành nhiều thời gian để vui chơi với con được nhiều hơn.

III. Cách chăm sóc và nuôi dạy bé 9 tháng tuổi khoa học

1. Dinh dưỡng cho bé

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là ở giai đoạn 9 tháng tuổi. Bé càng nhỏ, nhu cầu dinh dưỡng càng cao. Đặc biệt với các bé 9 tháng tuổi trong quá trình ăn dặm. Do đó, ba mẹ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con để giúp bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Ba mẹ cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé để thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Viện dinh dưỡng quốc gia đề xuất lượng thức ăn cho bé 9 tháng mỗi ngày như sau:

  • Bé cần 750 - 900 calo/ngày, trong đó có khoảng 400 - 500 calo từ sữa (tương đương 720ml sữa).
  • Tinh bột: 700g/ngày.
  • Chất béo: 10ml dầu ăn mỗi ngày.
  • Chất đạm: Thịt (30g) hoặc các nguồn protein khác như tôm, cua, cá (15g).
  • Chất xơ và vitamin: Khoảng 30g trái cây, rau xanh.

Một số món cháo ngon và bổ dưỡng mà mẹ nên thêm vào thực đơn của bé bao gồm cháo cá hồi, cháo lươn, cháo cá thu, cháo thịt bò, cháo khoai tây, cháo bí đỏ, cháo gà,...

Dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi

2. Chăm sóc và nuôi dạy bé 9 tháng tuổi

2.1. Giấc ngủ

Đối với các em bé 9 tháng tuổi, giấc ngủ vào ban đêm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi trong thời gian này, cơ thể bé tăng cường sản xuất hormone tăng trưởng và tái tạo năng lượng. Do đó, đảm bảo giấc ngủ cho con đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là một số cách giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ cho bé:

  • Tắt đèn hoặc sử dụng đèn ngủ cho con: Một môi trường tốt giúp giảm sự kích thích và giúp bé dễ chìm vào giấc ngủ. Sử dụng đèn ngủ có ánh sáng dịu nhẹ có thể tạo ra không gian thoải mái giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Mở nhạc du dương cho bé khi ngủ: Bạn có thể bật những thể loại nhạc như nhạc hòa tấu, hát ru hoặc dân ca để tạo một âm thanh dễ chịu, giúp bé thư giãn và ngủ sâu hơn. 

Đảm bảo giấc ngủ cho bé 9 tháng tuổi

2.2. Khuyến khích sự phát triển của bé 9 tháng tuổi

  • Lặp lại âm thanh và từ đơn giản: Bé 9 tháng tuổi có khả năng bắt chước và lặp từ rất tốt. Thường, bé sẽ phát ra những âm thanh như “ba ba ba” hay “pa pa pa” rồi uốn nắn cho bé nói các từ khó hơn như “bà”, “bá”. Ba mẹ hãy dạy bé nói những từ đơn giản để giúp bé học nói được tốt hơn.
  • Đặt đồ chơi xa tầm tay: Đặt đồ chơi trên sàn nhà hoặc trên thảm xa tầm với của bé. Cách này giúp kích thích trẻ học bò, học trườn và lăn qua lăn lại để lấy đồ chơi. Ba mẹ hãy tạo không khí vui vẻ để con có tâm trạng vui chơi và kích thích khả năng vận động của bé.
  • Dạy bé các cử chỉ cơ bản: Dạy bé vẫy tay, hôn gió khi muốn nói "tạm biệt," hoặc lắc đầu, xua tay khi muốn nói "không." 

IV. Lưu ý khi chăm sóc bé 9 tháng tuổi

Những lưu ý khi chăm sóc bé 9 tháng tuổi

  • Vệ sinh đồ chơi: Với tính tò mò, trẻ thường đưa mọi đồ vật vào miệng. Do đó, việc thường xuyên vệ sinh đồ chơi của bé rất quan trọng. Đồng thời, ba mẹ không nên để trẻ chơi các đồ có hình dạng nhỏ hoặc sắc nhọn để tránh gây thương tích cho bé.
  • Không tức giận khi bé cầm, ném đồ ăn: Việc giận dữ của ba mẹ có thể khiến bé hoảng sợ và thậm chí làm bé khóc lớn, la hét nhiều. Thay vào đó, mẹ nên nhẹ nhàng hướng dẫn và dạy bé không được làm những hành động như vậy khi ăn uống.
  • Hỗ trợ bé tập đi: Để bé cảm thấy an tâm hơn khi tập đi, ba mẹ luôn bên cạnh và giúp bé bám chắc trong quá trình học. Ba mẹ chú ý quan sát, để tránh việc bé phát triển thói quen di chuyển bằng mũi chân và ngón chân thay vì sử dụng toàn bộ bàn chân.
  • Đảm bảo an toàn: Mẹ nên kiểm tra và đảm bảo an toàn cho bé bằng cách chú ý đến ổ điện, đồ vật có cạnh sắc và nước nóng trong nhà. Điều này giúp tránh những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra và tạo môi trường an toàn cho bé khám phá thế giới xung quanh.
  • Tiêm ngừa: Việc tiêm ngừa cho bé 9 tháng tuổi là rất quan trọng để bảo vệ bé khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, quai bị, rubella, và nhiều bệnh khác. Việc theo dõi lịch tiêm ngừa theo hướng dẫn của bác sĩ còn giúp bé nhận đủ các mũi tiêm cần thiết để duy trì sức khỏe tốt.

Lời kết: Qua đây bài viết trên, các bậc phụ huynh đã hiểu hơn về bé 9 tháng biết làm gì? Hy vọng với những chia sẻ của Nature's Way sẽ hữu ích với ba mẹ trong quá trình nuôi dạy trẻ khôn lớn. Và đừng quên theo dõi trang tin tức của Nature's Way để cập nhật thêm thật nhiều thông tin sức khỏe cho bé hữu ích nhé!