Nội dung

I. Bé 7 tháng biết làm gì?

1. Phát triển khả năng nhận thức

2. Phát triển kỹ năng vận động

3. Phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội

4. Phát triển kỹ năng giao tiếp

II. Một số đặc điểm phát triển khác của bé 7 tháng tuổi

III. Cách chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi, ba mẹ cần biết

1. Cho bé tập ăn dặm

2. Vui chơi cùng con

3. Giữ an toàn cho trẻ

I. Bé 7 tháng biết làm gì?

1. Phát triển khả năng nhận thức

Bố mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy sự tò mò và hứng thú của trẻ khi khám phá những điều mới mẻ xung quanh mình. Chẳng hạn, bé có thể thích tìm kiếm các đồ vật bị che giấu. Hoặc bé cũng có thể bị thu hút bởi những vật dụng màu sáng và bắt mắt, cố gắng tìm cách lấy chúng.

Ngoài ra, khi nghe bố hoặc mẹ gọi tên, bé có thể quay đầu về phía bố mẹ và sử dụng tay để đòi bế. Ngược lại, nếu mẹ nói "không", bé có thể phản ứng bằng cách mếu máo, khóc hoặc mặt tỏ thái độ buồn. Đây là những biểu hiện của sự hiểu biết và tương tác sâu sắc của bé với môi trường xung quanh.

2. Phát triển kỹ năng vận động

Trẻ 7 tháng tuổi sẽ phát triển một số kỹ năng và hành vi vận động của trẻ. Cụ thể như:

  • Biết cách sử dụng ngón trỏ và ngón cái để giữ thức ăn.
  • Có khả năng lật người và sẵn sàng để học kỹ năng bò.
  • Bé nhặt đồ chơi nhỏ, sau đó ném đi và cố gắng nhặt lại.
  • Một số bé có thể tự ngồi với sự trợ giúp của cha mẹ.
  • Bé tiếp cận các vật ở gần bằng một hoặc cả hai tay.
  • Có khả năng với và đưa những vật nhỏ vào miệng.

Bé 7 tháng biết làm gì?

3. Phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội

Sự phát triển về mặt xã hội và cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những cột mốc quan trọng trong cuộc sống của bé. Đây là nền tảng quan trọng để bé có thể giao tiếp và tương tác hiệu quả với mọi người khi lớn. Dưới đây là một số kỹ năng mà trẻ 7 tháng tuổi có thể phát triển:

  • Biểu hiện cảm xúc thông qua việc cười và thể hiện rõ ràng các cảm xúc như cáu kỉnh, khó chịu.
  • Nhận biết những người xung quanh và thể hiện sự thích thú khi nhìn thấy ba mẹ hoặc người thân quen với bé.
  • Quan sát và cố gắng bắt chước cảm xúc của cha mẹ.
  • Bắt đầu nhận biết, bày tỏ cảm xúc giữa những thứ mình thích và không thích.
  • Bé phát triển hành vi sợ hãi khi gặp người lạ.

4. Phát triển kỹ năng giao tiếp

Việc bé bị thu hút bởi các âm thanh được phát ra, cho thấy rõ ràng của kỹ năng giao tiếp của bé phát triển. Ngoài ra, em bé 7 tháng tuổi còn có một số biểu hiện để cho thấy sự tiến bộ trong kỹ năng giao tiếp:

  • Bé bắt đầu sử dụng các nguyên âm như "o", "a" để bập bẹ tập nói.
  • Cùng bé luân phiên trò chuyện để con cảm nhận được sự kết nối với bạn.
  • Bé đang cố gắng quan sát và bắt chước biểu cảm cũng như âm thanh bạn nói.
  • Bé la hét để có thể thu hút sự chú ý.

Bé 7 tháng biết làm gì?

II. Một số đặc điểm phát triển khác của bé 7 tháng tuổi

1. Chiều cao, cân nặng của trẻ 7 tháng tuổi

Khi bước vào giai đoạn 7 tháng, cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ thay đổi rất nhiều. Giữa bé trai và bé gái cũng có những chênh lệch đáng kể về những chỉ số trên:

  • Bé trai 7 tháng tuổi: Cân nặng trung bình từ 7,4 – 9,2 kg; chiều cao trung bình từ 67- 71 cm.
  • Bé gái 7 tháng tuổi: Cân nặng trung bình từ 6,8 – 8,6 kg; chiều cao trung bình từ 65 – 69 cm.

Chiều cao và cân nặng của bé 7 tháng tuổi

2. Dinh dưỡng của trẻ 7 tháng tuổi

Để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh, mẹ nên bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm khoảng từ 113-250g thực phẩm mỗi ngày. Kết hợp với đó, sữa mẹ và sữa công thức vẫn cần cho bé giai đoạn này. Ngoài ra, để đa dạng chế độ ăn uống của con, ba mẹ có thể cho con thưởng thức một số loại rau củ và trái cây như dưa chuột, cà rốt, đậu, chuối, táo, lê,...

Dinh dưỡng của trẻ 7 tháng tuổi

3. Vấn đề sức khỏe của trẻ 7 tháng tuổi

Mọc răng là cột mốc quan trọng mà trẻ 7 tháng tuổi có thể gặp. Mọc răng khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu. Và để bé có thể vượt qua giai đoạn này, ba mẹ nên cung cấp cho con những món ăn mềm, dễ tiêu hóa. Dưới đây là một số dấu hiệu mọc răng mà mẹ nên lưu ý:

  • Bé bắt đầu chảy nước dãi nhiều hơn.
  • Bé có thể nhai đồ chơi hoặc mút ngón tay.
  • Biểu hiện biếng ăn hoặc có sự khó chịu khi ăn.
  • Thường xuyên khóc vào ban đêm và có thể gặp khó khăn trong việc ngủ.
  • Nướu của bé có thể sưng đỏ.
  • Răng bắt đầu nhú ra từ nướu một cách chậm rãi.
  • Bé có thể phát sốt hoặc xuất hiện phát ban.
  • Bé có thể gặp tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón.

Vấn đề sức khỏe của bé 7 tháng tuổi

III. Cách chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi, ba mẹ cần biết

1. Cho bé tập ăn dặm

Bên cạnh việc bú sữa, trẻ 7 tháng tuổi có thể bắt đầu với việc ăn dặm bằng việc ăn bột mặn, cháo xay nhuyễn. Thực phẩm ăn dặm không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé mà còn hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, việc lập thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng cần đảm bảo cung cấp đủ chất béo, đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất để đảm bảo sức khỏe và phát triển tối ưu của bé.

Cho bé ăn dặm

2. Vui chơi cùng con

Để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi, ba mẹ nên dành thời gian nhiều hơn để chăm sóc và tham gia vào các hoạt động vui chơi cùng bé. Điều này không chỉ giúp trẻ học được nhiều kỹ năng hơn mà còn củng cố mối quan hệ gia đình. Đặc biệt, có một số trò chơi phù hợp cho trẻ 7 tháng tuổi, ba mẹ có thể áp dụng cho bé chơi như:

  • Tập cho bé phối hợp tay, mắt và chân: Nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị giác ở trẻ sơ sinh.
  • Cho bé chơi trốn tìm: Khuyến khích sự phát triển trí nhớ, thị giác và sự tập trung của bé.
  • Giao tiếp và chơi cùng bé: Tăng cường khả năng tương tác giữa bố mẹ và con.
  • Cho bé nghe nhạc, các bài hát phù hợp với độ tuổi: Hỗ trợ bé phát triển thính giác và tạo ra môi trường vui tươi cho bé.
  • Dạy bé nhận biết màu sắc: Ba mẹ có thể sử dụng bảng màu sắc hoặc các món đồ chơi có màu sặc sỡ. Từ đó giúp bé phát triển não bộ và thị giác tốt hơn.

Vui chơi cùng bé

3. Giữ an toàn cho trẻ

Trẻ 7 tháng tuổi thường có thói quen đặt đồ vật vào miệng, để khám phá mọi thứ. Điều này khiến bé có nguy cơ bị nghẹt thở. Do đó, ba mẹ nên tránh cho trẻ chơi với các đồ vật nhỏ, tròn hoặc quá trơn. Đồng thời, không nên cho trẻ ăn các thực phẩm có khả năng gây nghẹn như rau câu, hoa quả nhỏ, có thể gây hóc. Bên cạnh đó, trẻ 7 tháng tuổi đã biết bò nên sẽ di chuyển khắp mọi nơi và dễ va chạm hoặc té ngã. Mẹ nên giữ an toàn cho bé bằng cách không để bé một mình trên giường hoặc ghế.

Giữ an toàn cho bé

Lời kết: Bài viết trên là những chia sẻ về bé 7 tháng biết làm gì. Hy vọng qua bài viết, ba mẹ có cái nhìn sâu sắc hơn về sự phát triển của bé 7 tháng tuổi. Chúc ba mẹ có phương pháp nuôi dạy bé phù hợp và hiệu quả hơn trong thời gian tới.

>>> Đừng quên theo dõi trang tin tức của Nature's Way để cập nhật thêm nhiều những thông tin sức khỏe cho bé thật hữu ích nhé!